Zalo là ứng dụng nhắn tin phổ biến đối với đại đa số người Việt. Gần đây, mình phát hiện Zalo giờ đã được cập nhật khá nhiều, đặc biệt là các tính năng liên quan đến bảo mật và riêng tư cho người dùng. Trong bài viết này, mình sẽ dùng thử và chia sẻ với anh em các tính năng này xem chúng hoạt động như thế nào.
1. Tin nhắn tự xoá
Để sử dụng tính năng này, trong 1 cuộc hội thoại bất kỳ với ai đó, ở góc trên bên phải có 1 icon cài đặt, bạn bấm vào và tìm đến mục Tin nhắn tự xoá. Lúc này, bạn có thể lựa chọn thời gian mà mình muốn xoá nội dung chat với nhau, có thể là 1 ngày, 1 tuần hoặc sau 1 tháng.
Tính năng này sẽ đáp ứng được nhu cầu gia tăng sự riêng tư trong 1 số tình huống nhất định.
Ví dụ nội dung của cuộc nói chuyện là nói về 1 chủ đề quan trọng và riêng tư nào đó mà cả 2 đều không muốn tiết lộ ra ngoài. Tình huống đầu tiên có thể là 1 ngày đẹp trời tự nhiên bạn cho ai đó mượn điện thoại, sau đó họ táy máy đi vào các app riêng tư để xem tin nhắn mà có nội dung bạn bàn công việc, hay chuyện bí mật thì lúc này đoạn chat nếu vẫn còn lưu thì không hay chút nào.
Tính năng này cũng giúp tiết kiệm bộ nhớ của điện thoại và máy tính. Hiện tất cả người dùng Zalo đều trải nghiệm được tính năng này trên điện thoại hoặc máy tính, theo Zalo thì sẽ có cho group chat vào cuối năm nay.
Ví dụ nội dung của cuộc nói chuyện là nói về 1 chủ đề quan trọng và riêng tư nào đó mà cả 2 đều không muốn tiết lộ ra ngoài. Tình huống đầu tiên có thể là 1 ngày đẹp trời tự nhiên bạn cho ai đó mượn điện thoại, sau đó họ táy máy đi vào các app riêng tư để xem tin nhắn mà có nội dung bạn bàn công việc, hay chuyện bí mật thì lúc này đoạn chat nếu vẫn còn lưu thì không hay chút nào.
Tính năng này cũng giúp tiết kiệm bộ nhớ của điện thoại và máy tính. Hiện tất cả người dùng Zalo đều trải nghiệm được tính năng này trên điện thoại hoặc máy tính, theo Zalo thì sẽ có cho group chat vào cuối năm nay.
2. Thu hồi tin nhắn
Thu hồi tin nhắn là tính năng đã xuất hiện trên khá nhiều ứng dụng chat khác nhau và việc nó có mặt trên Zalo là điều gì đó không quá lạ. Để có thể thu hồi tin nhắn đã gửi, bạn chỉ cần bấm giữ vào đoạn tin nhắn đó, tìm đến icon có chữ thu hồi và bấm vào là xong. Còn trên máy tính thì click chuột phải là có thể chọn thu hồi tin.
Cái đặc biệt của tính năng thu hồi trên Zalo là thời gian cho phép thu hồi là 1 ngày thay vì 1 thời gian ngắn chỉ ít phút như đối với các nền tảng khác. Thu hồi là tính năng hữu ích, giúp “sửa sai” cho chúng ta trong trường hợp chúng ta đổi ý không muốn nói về nội dung đó nữa. Nhiều khi là nhắn nhầm, nhưng cũng có những thông tin mình chỉ muốn chia sẻ một lần, như chuyện làm ăn hay thông tin cá nhân chẳng hạn.
3. Cài đặt các quyền riêng tư: Không cho người lạ gọi điện, nhắn tin, chặn người lạ xem và bình luận nhật ký
Trong phần Cài đặt quyền riêng tư của Zalo, chúng ta có khá nhiều tuỳ chọn khác nhau và thậm chí là cả những tính năng bảo mật mà trên những ứng dụng khác chưa có. Chúng ta có thể ngăn không cho người lạ gọi điện, nhắn tin trong trường hợp họ biết được số điện thoại của chúng ta.
Ngoài ra, tính năng mà mình cảm thấy thích đó là việc không hiển thị trạng thái “Đã xem”. Đôi khi ai đó nhắn tin, chúng ta vào đọc nhưng do đang bận gì đó, đang chạy xe chẳng hạn nên chưa thể trả lời được. Nhưng khi người gửi nhận được thông báo Đã xem, họ sẽ nghĩ rằng chúng ta không xem trọng họ nên mới không trả lời ngay, gây ra những hiểu lầm không đáng có. Thế nên tính năng này sinh ra là để giải quyết cho những tình huống như vậy.
4. Cài đặt nhận lời mời kết bạn từ các nguồn
Khi cần, một số người sẽ đi tìm kiếm thông tin của bạn thông qua số điện thoại hoặc nhiều nguồn khác, nếu không muốn, bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn chuyện này bằng thiết lập Nguồn kết bạn trong phần Cài đặt. Tại đây, bạn có thể ngăn người khác tìm thông tin của bạn qua số điện thoại, username hay danh sách người quen, mã QR…
5. Đặt mã khoá cho app Zalo
Ngoài những tính năng nêu trên, bản thân app Zalo cũng có thêm 1 công cụ bảo mật khá hay là tạo thêm 1 lớp bảo vệ dành cho app bằng mật khẩu hoặc cảm biến sinh trắc học. Một số giao diện người dùng hiện tại cho phép chúng ta đặt mật khẩu cho từng ứng dụng, nhưng không phải lúc nào cũng có và dễ sử dụng. Trong phần Cài đặt app của Zalo, bạn có thể nhìn thấy tuỳ chọn khoá ứng dụng bằng mật khẩu hoặc vân tay (hoặc FaceID đối với các dòng iPhone có FaceID).
Sau khi thiết lập mật khẩu, cứ mỗi lần vào app, bạn cần dùng vân tay, khuôn mặt hoặc nhập mật khẩu thì mới có thể truy cập được vào app. Đây là tính năng bảo mật khá hay trong tình huống bạn thường xuyên phải cho người khác mượn điện thoại mà không muốn những tin nhắn của mình bị lộ.