nhahuynh24
Moderator
Apple gửi cảnh báo các cửa hàng về tình trạng thiếu iPhone thay thế, dấu hiệu cho thấy Covid-19 đang ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của hãng.
Trong thông báo của Apple dành cho nhân viên hỗ trợ kỹ thuật Genius, những khách hàng có iPhone hư hỏng nặng và không thể sửa chữa phải đợi hai đến bốn tuần mới có thiết bị mới. Công ty Mỹ sẽ cung cấp giải pháp tạm thời cho khách hàng bằng cách cho mượn một chiếc iPhone khác trong thời gian chờ đợi.
Người dùng có thể phải đợi 2 - 4 tuần để nhận iPhone thay thế. Ảnh: Appleinsider.
Không chỉ không đủ iPhone thay thế, một số nhân viên của Apple tiết lộ, nhiều Apple Store còn thiếu linh kiện sửa chữa. Như vậy, thay vì sửa lấy ngay tại như trước đây, khách hàng có thể phải mất thêm thời gian nếu bộ phận thay thế cho iPhone bị thiếu.
Apple chưa đưa ra bình luận.
Theo chính sách của Apple, người dùng iPhone đang trong thời gian bảo hành nhưng bị hỏng có thể đến thay thế các bộ phân riêng lẻ như màn hình hoặc camera. Trong trường hợp không thể sửa chữa, công ty sẽ cung cấp một thiết bị thay thế cùng model, nhưng không phải là mẫu mới hoàn toàn.
Sự thiếu hụt nguồn linh kiện sửa chữa và iPhone thay thế được đánh giá là một trong những tác động đầu tiên mà Apple phải gánh chịu, do chuỗi cung ứng của hãng tại Trung Quốc bị tác động bởi Covid-19. Trước đó, hãng điện tử Mỹ cũng bị thiếu nguồn linh kiện sản xuất iPad Pro, cũng như nguồn cung iPhone 11 bắt đầu thắt chặt hơn trên phạm vi toàn cầu.
Trong bối cảnh Covid-19 đang diễn ra, Apple đã hạn chế nhân viên đi lại các khu vực tâm dịch như Trung Quốc, Hàn Quốc, Italy, cũng như khuyến khích nhân viên bị bệnh nghỉ phép. Khi dịch bùng phát tại Trung Quốc, hãng đóng cửa 42 Apple Store, nhưng hiện đã mở lại 38 cửa hàng vào 4/3.
Ngày 17/2, Apple thừa nhận với các nhà đầu tư sẽ không đạt được mục tiêu quý đầu năm 2020 do Covid-19. Đây được xem là lần hiếm hoi hãng thừa nhận vấn đề bên ngoài tác động đến tình hình kinh doanh. Công ty Mỹ hiện phụ thuộc rất lớn vào các nhà máy Trung Quốc để lắp ráp điện thoại. Quốc gia đông dân nhất thế giới cũng là thị trường quan trọng thứ hai của hãng chỉ sau Mỹ.
Trong thông báo của Apple dành cho nhân viên hỗ trợ kỹ thuật Genius, những khách hàng có iPhone hư hỏng nặng và không thể sửa chữa phải đợi hai đến bốn tuần mới có thiết bị mới. Công ty Mỹ sẽ cung cấp giải pháp tạm thời cho khách hàng bằng cách cho mượn một chiếc iPhone khác trong thời gian chờ đợi.
Người dùng có thể phải đợi 2 - 4 tuần để nhận iPhone thay thế. Ảnh: Appleinsider.
Không chỉ không đủ iPhone thay thế, một số nhân viên của Apple tiết lộ, nhiều Apple Store còn thiếu linh kiện sửa chữa. Như vậy, thay vì sửa lấy ngay tại như trước đây, khách hàng có thể phải mất thêm thời gian nếu bộ phận thay thế cho iPhone bị thiếu.
Apple chưa đưa ra bình luận.
Theo chính sách của Apple, người dùng iPhone đang trong thời gian bảo hành nhưng bị hỏng có thể đến thay thế các bộ phân riêng lẻ như màn hình hoặc camera. Trong trường hợp không thể sửa chữa, công ty sẽ cung cấp một thiết bị thay thế cùng model, nhưng không phải là mẫu mới hoàn toàn.
Sự thiếu hụt nguồn linh kiện sửa chữa và iPhone thay thế được đánh giá là một trong những tác động đầu tiên mà Apple phải gánh chịu, do chuỗi cung ứng của hãng tại Trung Quốc bị tác động bởi Covid-19. Trước đó, hãng điện tử Mỹ cũng bị thiếu nguồn linh kiện sản xuất iPad Pro, cũng như nguồn cung iPhone 11 bắt đầu thắt chặt hơn trên phạm vi toàn cầu.
Trong bối cảnh Covid-19 đang diễn ra, Apple đã hạn chế nhân viên đi lại các khu vực tâm dịch như Trung Quốc, Hàn Quốc, Italy, cũng như khuyến khích nhân viên bị bệnh nghỉ phép. Khi dịch bùng phát tại Trung Quốc, hãng đóng cửa 42 Apple Store, nhưng hiện đã mở lại 38 cửa hàng vào 4/3.
Ngày 17/2, Apple thừa nhận với các nhà đầu tư sẽ không đạt được mục tiêu quý đầu năm 2020 do Covid-19. Đây được xem là lần hiếm hoi hãng thừa nhận vấn đề bên ngoài tác động đến tình hình kinh doanh. Công ty Mỹ hiện phụ thuộc rất lớn vào các nhà máy Trung Quốc để lắp ráp điện thoại. Quốc gia đông dân nhất thế giới cũng là thị trường quan trọng thứ hai của hãng chỉ sau Mỹ.
Theo: VNEXPRESS.NET