nhahuynh24
Moderator
Đường truyền Internet chập chờn khiến nhiều học sinh không thể hoặc khó đăng nhập vào các ứng dụng học trực tuyến.
Theo đại diện từ các nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam, tuyến cáp AAE-1 gặp sự cố với nhánh S1H, khiến 20% dung lượng kết nối Internet đi quốc tế bị ảnh hưởng.
Một nhà mạng cho biết, băng thông quốc tế bị giảm cùng tình trạng quá tải khi học sinh cả nước đồng loạt có buổi học trực tuyến đầu năm đã gây ra hiện tượng nghẽn mạng đầu giờ sáng.
Nhiều phụ huynh phản ánh con không thể vào lớp học trực tuyến trên Zoom.
"Hai cháu học lớp 4 và lớp 9 nhà tôi sáng nay mất nửa buổi mới đăng nhập được vào lớp học. Ngay cả khi đã vào, tín hiệu cũng chập chờn, lúc được lúc không, rất khó nghe lời cô giáo nói", chị Thương Huyền (Trung Văn, Hà Nội) phàn nàn. "Ban đầu tôi tưởng Internet tại nhà có vấn đề, nhưng khi mượn thử Wi-Fi hàng xóm, tình hình vẫn không được cải thiện".
Chị Phương Thanh (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết trong buổi học trực tuyến đầu năm sáng nay, cả hai con đều gặp tình trạng khó đăng nhập Zoom. Trong nhóm chat của lớp, nhiều phụ huynh cũng phản ánh tình trạng tương tự. Một số học sinh không thể đăng nhập, phần mềm báo lỗi kết nối trong khi một số khác liên tục bị thoát khỏi lớp học.
Không chỉ học trực tuyến, các công ty cũng bị ảnh hưởng khi họp trực tuyến đầu tuần với Google Meet hay Microsoft Team. Chị Thanh Vân (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết phải chuyển từ mạng Wi-Fi sang 4G mới có thể tham dự cuộc họp dù tín hiệu cũng không thực sự tốt.
"Chúng tôi đã gấp rút chuyển bù băng thông từ các hướng cáp khác sang để khắc phục tình hình. Đến đầu giờ chiều, tình trạng nghẽn mạng cơ bản đã được khắc phục", đại diện một nhà mạng nói.
Tuyến cáp AAE-1 kết nối Việt Nam với quốc tế.
Đây là lần thứ hai tuyến cáp biển AAE-1 gặp trục trặc trong năm nay. Lần đầu là vào 25/5 do đứt một cáp quang trên phân đoạn S1H.1 và phải mất gần 2 tháng mới hoàn tất việc sửa chữa. Với sự cố mới nhất với nhánh S1H, các nhà quản trị chưa xác định được nguyên nhân cũng như kế hoạch cụ thể để sửa chữa.
Tuyến cáp quang biển AAE-1 (Asia Africa Europe 1) bắt đầu được khai thác từ 7/2017, có nhiệm vụ nâng cao chất lượng hướng kết nối đi châu Âu, Trung Đông và bổ sung dung lượng dự phòng cho các kết nối đi Singapore, Hong Kong.
Ngoài diễn biến mới với cáp biển AAE-1, Internet tại Việt Nam vẫn đang bị ảnh hưởng bởi sự cố với tuyến cáp AAG xảy ra từ ngày 19/7. Phân đoạn bị ảnh hưởng là S1H (từ trạm cập bờ Vũng Tàu ra trục quốc tế) gây gián đoạn toàn bộ dịch vụ kết nối quốc tế trên tuyến cáp này. Đến ngày 20/8 đã sửa chữa xong, nhưng lại phát sinh lỗi khác trên phân đoạn S1B (từ Hongkong đi Singapore) vào ngày 11/8 nên chỉ khôi phục được dung lượng AAG đi Hong Kong. Còn dung lượng AAG Việt Nam - Singapore vẫn tiếp tục bị mất. Đại diện nhà mạng Viettel cho biết tuyến cáp này dự kiến sửa xong vào ngày 26/9.
Theo đại diện từ các nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam, tuyến cáp AAE-1 gặp sự cố với nhánh S1H, khiến 20% dung lượng kết nối Internet đi quốc tế bị ảnh hưởng.
Một nhà mạng cho biết, băng thông quốc tế bị giảm cùng tình trạng quá tải khi học sinh cả nước đồng loạt có buổi học trực tuyến đầu năm đã gây ra hiện tượng nghẽn mạng đầu giờ sáng.
Nhiều phụ huynh phản ánh con không thể vào lớp học trực tuyến trên Zoom.
"Hai cháu học lớp 4 và lớp 9 nhà tôi sáng nay mất nửa buổi mới đăng nhập được vào lớp học. Ngay cả khi đã vào, tín hiệu cũng chập chờn, lúc được lúc không, rất khó nghe lời cô giáo nói", chị Thương Huyền (Trung Văn, Hà Nội) phàn nàn. "Ban đầu tôi tưởng Internet tại nhà có vấn đề, nhưng khi mượn thử Wi-Fi hàng xóm, tình hình vẫn không được cải thiện".
Chị Phương Thanh (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết trong buổi học trực tuyến đầu năm sáng nay, cả hai con đều gặp tình trạng khó đăng nhập Zoom. Trong nhóm chat của lớp, nhiều phụ huynh cũng phản ánh tình trạng tương tự. Một số học sinh không thể đăng nhập, phần mềm báo lỗi kết nối trong khi một số khác liên tục bị thoát khỏi lớp học.
Không chỉ học trực tuyến, các công ty cũng bị ảnh hưởng khi họp trực tuyến đầu tuần với Google Meet hay Microsoft Team. Chị Thanh Vân (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết phải chuyển từ mạng Wi-Fi sang 4G mới có thể tham dự cuộc họp dù tín hiệu cũng không thực sự tốt.
"Chúng tôi đã gấp rút chuyển bù băng thông từ các hướng cáp khác sang để khắc phục tình hình. Đến đầu giờ chiều, tình trạng nghẽn mạng cơ bản đã được khắc phục", đại diện một nhà mạng nói.
Tuyến cáp AAE-1 kết nối Việt Nam với quốc tế.
Đây là lần thứ hai tuyến cáp biển AAE-1 gặp trục trặc trong năm nay. Lần đầu là vào 25/5 do đứt một cáp quang trên phân đoạn S1H.1 và phải mất gần 2 tháng mới hoàn tất việc sửa chữa. Với sự cố mới nhất với nhánh S1H, các nhà quản trị chưa xác định được nguyên nhân cũng như kế hoạch cụ thể để sửa chữa.
Tuyến cáp quang biển AAE-1 (Asia Africa Europe 1) bắt đầu được khai thác từ 7/2017, có nhiệm vụ nâng cao chất lượng hướng kết nối đi châu Âu, Trung Đông và bổ sung dung lượng dự phòng cho các kết nối đi Singapore, Hong Kong.
Ngoài diễn biến mới với cáp biển AAE-1, Internet tại Việt Nam vẫn đang bị ảnh hưởng bởi sự cố với tuyến cáp AAG xảy ra từ ngày 19/7. Phân đoạn bị ảnh hưởng là S1H (từ trạm cập bờ Vũng Tàu ra trục quốc tế) gây gián đoạn toàn bộ dịch vụ kết nối quốc tế trên tuyến cáp này. Đến ngày 20/8 đã sửa chữa xong, nhưng lại phát sinh lỗi khác trên phân đoạn S1B (từ Hongkong đi Singapore) vào ngày 11/8 nên chỉ khôi phục được dung lượng AAG đi Hong Kong. Còn dung lượng AAG Việt Nam - Singapore vẫn tiếp tục bị mất. Đại diện nhà mạng Viettel cho biết tuyến cáp này dự kiến sửa xong vào ngày 26/9.
Theo: VNEXPRESS.NET