TP HCM- Lưu Triệu Tuấn Khanh, 38 tuổi, bắt đầu sưu tầm điện thoại cổ từ năm 1999 và đến nay có hơn 500 chiếc, tốn hơn một tỷ đồng.
Căn phòng 40 m2 ở quận 3, TP HCM là nơi cất giữ "kho báu" của anh Tuấn Khanh với hàng trăm chiếc điện thoại đời cũ, được sản xuất từ 1995, mang thương hiệu Nokia, Motorola, Siemens, Vertu, Mobiado...
"Điện thoại cổ ẩm ương như con gái mới lớn, không biết lúc nào hỏng nên cứ vài ngày tôi phải lấy xuống kiểm tra, thấy lỗi là xử lý ngay", Tuấn Khanh nói.
Bắt đầu sưu tầm từ năm 16 tuổi, sau 22 năm, anh Khanh đã có hàng trăm điện thoại, có chiếc đã qua sử dụng và có sản phẩm còn mới nguyên hộp, đầy đủ phụ kiện.
Theo anh, một thiết bị đạt tiêu chuẩn là đồ cổ phải còn "zin", đến ốc vít cũng chưa bị mở, nước sơn phải còn mới.
Tùy từng loại, mỗi chiếc anh thu mua dao động từ một triệu đến hàng chục triệu đồng. Tổng số tiền anh Khanh bỏ ra đến nay ước tính hơn một tỷ đồng.
Trong bộ sưu tập có chiếc Nokia 88 Astro Martin, được một người bạn tặng. "Đây là sản phẩm giới hạn, cả thế giới chỉ có 250 chiếc nên rất khó kiếm và khó có thể định giá", anh nói.
Anh bén duyên với điện thoại có phím bấm từ năm cấp 3, khi thấy bạn thân sử dụng chiếc Nokia 8850. "Thích quá nên tôi mượn dùng nhưng không may làm hỏng loa. Không có tiền và chưa có tiệm sửa chữa, tôi đánh liều tự sửa", anh kể.
Sau lần tự mày mò sửa chiếc điện thoại ấy, hễ thấy thiết bị của người khác hỏng, anh Khanh lại ngỏ ý sửa hộ. Khi đã có kinh nghiệm, anh dễ dàng chỉnh các lỗi hư phím, chuông loa không hoạt động, cho đến hỏng micro, màn hình không sáng...
Được "vọc" nhiều dòng máy, anh nảy ra ý định xây dựng một bộ sưu tập cho riêng mình. "Tôi sợ nếu không lưu trữ, chúng sẽ sớm lỗi thời và biến mất theo thời gian", anh nói.
Năm 2003, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Khanh xin làm việc tại trung tâm Nokia Care, song hành cùng thú sưu tầm điện thoại. Sáu năm sau, anh nghỉ việc, tự mở cửa hàng kinh doanh và sửa chữa điện thoại riêng.
Thấy anh có sở thích sưu tập đồ cổ khi điện thoại thông minh dần chiếm lĩnh thị trường, không ít người nói anh gàn dở. Sưu tầm chưa đủ, anh cũng không ngại mày mò phục chế những điện thoại tưởng chừng đã "chết". Khó khăn trong khâu phục chế là tìm linh kiện bởi nhiều mẫu đã ngừng sản xuất. Bên cạnh đó, điện thoại đời đầu ít tính năng, nếu không am hiểu công nghệ, cấu tạo phần cứng, phần mềm, khi phục chế rất dễ hỏng hẳn.
Các dòng máy trong bộ sưu tập thường được mua từ nước ngoài thay vì tìm kiếm trong nước. "Máy nhập về sẽ không unlock (mở khóa), chưa bị sửa chữa, vỏ vẫn kèm logo của nhà mạng. Nhờ vậy các sản phẩm trong bộ sưu tập đều hoạt động bình thường, thậm chí còn mới nguyên", anh giải thích.
Tại Việt Nam, hai năm gần đây, thú sưu tầm điện thoại cổ được nhiều người quan tâm, không ít hội nhóm được thành lập để những người chung sở thích chia sẻ kinh nghiệm. "Nếu là người mới, bạn phải học và tìm hiểu kỹ về điện thoại cổ nếu không muốn bị lừa. Chẳng hiếm người mất tiền triệu nhưng chỉ mua về những thiết bị giả, kém chất lượng", anh Khanh lưu ý.
Hai năm trước, anh Khanh nhượng lại 150 chiếc điện thoại cho một người bạn chung sở thích. Hiện bộ sưu tập của anh còn hơn 300 chiếc.
Anh Khanh vẫn đang tìm thêm nhiều điện thoại cổ kiểu dáng độc, lạ để làm phong phú hơn cho bộ sưu tập. "Chúng không chỉ có giá trị về mặt vật chất mà còn là kỷ niệm khó quên, đã gắn bó với tuổi thơ của tôi", anh nói.
Căn phòng 40 m2 ở quận 3, TP HCM là nơi cất giữ "kho báu" của anh Tuấn Khanh với hàng trăm chiếc điện thoại đời cũ, được sản xuất từ 1995, mang thương hiệu Nokia, Motorola, Siemens, Vertu, Mobiado...
"Điện thoại cổ ẩm ương như con gái mới lớn, không biết lúc nào hỏng nên cứ vài ngày tôi phải lấy xuống kiểm tra, thấy lỗi là xử lý ngay", Tuấn Khanh nói.
Bắt đầu sưu tầm từ năm 16 tuổi, sau 22 năm, anh Khanh đã có hàng trăm điện thoại, có chiếc đã qua sử dụng và có sản phẩm còn mới nguyên hộp, đầy đủ phụ kiện.
Theo anh, một thiết bị đạt tiêu chuẩn là đồ cổ phải còn "zin", đến ốc vít cũng chưa bị mở, nước sơn phải còn mới.
Tùy từng loại, mỗi chiếc anh thu mua dao động từ một triệu đến hàng chục triệu đồng. Tổng số tiền anh Khanh bỏ ra đến nay ước tính hơn một tỷ đồng.
Trong bộ sưu tập có chiếc Nokia 88 Astro Martin, được một người bạn tặng. "Đây là sản phẩm giới hạn, cả thế giới chỉ có 250 chiếc nên rất khó kiếm và khó có thể định giá", anh nói.
Anh bén duyên với điện thoại có phím bấm từ năm cấp 3, khi thấy bạn thân sử dụng chiếc Nokia 8850. "Thích quá nên tôi mượn dùng nhưng không may làm hỏng loa. Không có tiền và chưa có tiệm sửa chữa, tôi đánh liều tự sửa", anh kể.
Sau lần tự mày mò sửa chiếc điện thoại ấy, hễ thấy thiết bị của người khác hỏng, anh Khanh lại ngỏ ý sửa hộ. Khi đã có kinh nghiệm, anh dễ dàng chỉnh các lỗi hư phím, chuông loa không hoạt động, cho đến hỏng micro, màn hình không sáng...
Được "vọc" nhiều dòng máy, anh nảy ra ý định xây dựng một bộ sưu tập cho riêng mình. "Tôi sợ nếu không lưu trữ, chúng sẽ sớm lỗi thời và biến mất theo thời gian", anh nói.
Năm 2003, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Khanh xin làm việc tại trung tâm Nokia Care, song hành cùng thú sưu tầm điện thoại. Sáu năm sau, anh nghỉ việc, tự mở cửa hàng kinh doanh và sửa chữa điện thoại riêng.
Thấy anh có sở thích sưu tập đồ cổ khi điện thoại thông minh dần chiếm lĩnh thị trường, không ít người nói anh gàn dở. Sưu tầm chưa đủ, anh cũng không ngại mày mò phục chế những điện thoại tưởng chừng đã "chết". Khó khăn trong khâu phục chế là tìm linh kiện bởi nhiều mẫu đã ngừng sản xuất. Bên cạnh đó, điện thoại đời đầu ít tính năng, nếu không am hiểu công nghệ, cấu tạo phần cứng, phần mềm, khi phục chế rất dễ hỏng hẳn.
Các dòng máy trong bộ sưu tập thường được mua từ nước ngoài thay vì tìm kiếm trong nước. "Máy nhập về sẽ không unlock (mở khóa), chưa bị sửa chữa, vỏ vẫn kèm logo của nhà mạng. Nhờ vậy các sản phẩm trong bộ sưu tập đều hoạt động bình thường, thậm chí còn mới nguyên", anh giải thích.
Tại Việt Nam, hai năm gần đây, thú sưu tầm điện thoại cổ được nhiều người quan tâm, không ít hội nhóm được thành lập để những người chung sở thích chia sẻ kinh nghiệm. "Nếu là người mới, bạn phải học và tìm hiểu kỹ về điện thoại cổ nếu không muốn bị lừa. Chẳng hiếm người mất tiền triệu nhưng chỉ mua về những thiết bị giả, kém chất lượng", anh Khanh lưu ý.
Hai năm trước, anh Khanh nhượng lại 150 chiếc điện thoại cho một người bạn chung sở thích. Hiện bộ sưu tập của anh còn hơn 300 chiếc.
Anh Khanh vẫn đang tìm thêm nhiều điện thoại cổ kiểu dáng độc, lạ để làm phong phú hơn cho bộ sưu tập. "Chúng không chỉ có giá trị về mặt vật chất mà còn là kỷ niệm khó quên, đã gắn bó với tuổi thơ của tôi", anh nói.