TTO - Cuộc đua trong lĩnh vực máy tính lượng tử không chỉ giữa các công ty công nghệ mà còn giữa các quốc gia. Mỹ và Trung Quốc đang quyết liệt 'so kè' trong lĩnh vực này.
Máy tính lượng tử (Quantum Computing) tận dụng những hiện tượng cơ học của hạt lượng tử để tạo ra các đối tượng truyền tải dữ liệu, thông tin cực nhanh. Máy có năng lực tính toán gấp cả tỉ lần so với máy tính mạnh nhất hiện nay.
Vào năm 2019, Google đã khiến cả thế giới phải giật mình khi sử dụng công nghệ lượng tử để giải quyết một vấn đề trong 3 phút 20 giây, trong khi một máy tính thông thường cần đến 10.000 năm. Với tốc độ này, máy tính lượng tử sẽ dễ dàng bẻ khóa mọi mật mã hiện nay.
Các nhà công nghệ trên khắp thế giới đang sử dụng các máy điện toán lượng tử để nghiên cứu ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính, quân sự, điều chế thuốc, năng lượng hạt nhân, trí tuệ nhân tạo (AI), hàng không vũ trụ.
Quốc gia nào sản xuất máy tính lượng tử hoạt động hiệu quả sẽ có lợi thế chính về kinh tế, quốc phòng và an ninh mạng, theo trang tin Axios.
Bà Laura Thomas, cựu nhân viên CIA và giám đốc mảng giải pháp an ninh quốc gia của Công ty máy tính lượng tử ColdQuanta, cho biết: "Mỹ đang đi trước trong nhiều lĩnh vực điện toán lượng tử và chúng tôi có rất nhiều tài năng. Tuy nhiên, Trung Quốc đang bắt kịp để thu hẹp khoảng cách đó rất nhanh chóng".
Trong khi các công ty Mỹ nói chung đang dẫn đầu trong việc xây dựng máy tính lượng tử tốt hơn, thì Trung Quốc đã đầu tư ồ ạt vào ngành này. Họ đã đầu tư một phòng thí nghiệm quốc gia trị giá 11 tỉ USD cho khoa học thông tin lượng tử.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tạo ra những bước đột phá về truyền thông lượng tử, bao gồm cả vệ tinh lượng tử. Hiện nay, trên thế giới, các công ty Trung Quốc thống trị các đơn xin cấp bằng sáng chế cho mật mã lượng tử.
Công ty phân tích và tư vấn Valuenex của Nhật Bản cho biết Trung Quốc đang nắm giữ hơn 3.000 bằng sáng chế liên quan đến công nghệ lượng tử, nhiều gấp đôi so với Mỹ và gấp 3 lần Nhật.
Nhiều nước mạnh về công nghệ cũng tham gia vào cuộc chạy đua này. Ở Nhật, công ty công nghệ Fujitsu công bố sáng kiến mới, tạo ra máy tính lượng tử 1.000 qubit (đơn vị thông tin lượng tử) trong vòng vài năm tới.
Ngày 16-6-2021, Đức đã ra mắt máy tính lượng tử Q Systems One sử dụng 27 qubit đầu tiên của nước này. Dự buổi ra mắt thời điểm đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói: "Chúng ta đang ở giữa một cuộc cạnh tranh khốc liệt trong việc khai thác công nghệ mang tính cách mạng và Đức muốn có tiếng nói".
Vào năm 2019, Google đã khiến cả thế giới phải giật mình khi sử dụng công nghệ lượng tử để giải quyết một vấn đề trong 3 phút 20 giây, trong khi một máy tính thông thường cần đến 10.000 năm. Với tốc độ này, máy tính lượng tử sẽ dễ dàng bẻ khóa mọi mật mã hiện nay.
Các nhà công nghệ trên khắp thế giới đang sử dụng các máy điện toán lượng tử để nghiên cứu ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính, quân sự, điều chế thuốc, năng lượng hạt nhân, trí tuệ nhân tạo (AI), hàng không vũ trụ.
Quốc gia nào sản xuất máy tính lượng tử hoạt động hiệu quả sẽ có lợi thế chính về kinh tế, quốc phòng và an ninh mạng, theo trang tin Axios.
Bà Laura Thomas, cựu nhân viên CIA và giám đốc mảng giải pháp an ninh quốc gia của Công ty máy tính lượng tử ColdQuanta, cho biết: "Mỹ đang đi trước trong nhiều lĩnh vực điện toán lượng tử và chúng tôi có rất nhiều tài năng. Tuy nhiên, Trung Quốc đang bắt kịp để thu hẹp khoảng cách đó rất nhanh chóng".
Trong khi các công ty Mỹ nói chung đang dẫn đầu trong việc xây dựng máy tính lượng tử tốt hơn, thì Trung Quốc đã đầu tư ồ ạt vào ngành này. Họ đã đầu tư một phòng thí nghiệm quốc gia trị giá 11 tỉ USD cho khoa học thông tin lượng tử.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tạo ra những bước đột phá về truyền thông lượng tử, bao gồm cả vệ tinh lượng tử. Hiện nay, trên thế giới, các công ty Trung Quốc thống trị các đơn xin cấp bằng sáng chế cho mật mã lượng tử.
Công ty phân tích và tư vấn Valuenex của Nhật Bản cho biết Trung Quốc đang nắm giữ hơn 3.000 bằng sáng chế liên quan đến công nghệ lượng tử, nhiều gấp đôi so với Mỹ và gấp 3 lần Nhật.
Nhiều nước mạnh về công nghệ cũng tham gia vào cuộc chạy đua này. Ở Nhật, công ty công nghệ Fujitsu công bố sáng kiến mới, tạo ra máy tính lượng tử 1.000 qubit (đơn vị thông tin lượng tử) trong vòng vài năm tới.
Ngày 16-6-2021, Đức đã ra mắt máy tính lượng tử Q Systems One sử dụng 27 qubit đầu tiên của nước này. Dự buổi ra mắt thời điểm đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói: "Chúng ta đang ở giữa một cuộc cạnh tranh khốc liệt trong việc khai thác công nghệ mang tính cách mạng và Đức muốn có tiếng nói".