nhahuynh24
Moderator
Nhiều dự án "game metaverse" khẳng định người chơi sẽ có thu nhập cao trong thời gian ngắn, nhưng trước tiên họ phải nộp tiền và chia lợi nhuận.
Metaverse, blockchain đang là từ khóa tìm kiếm nóng trên Internet Trung Quốc sau khi chính phủ nước này thành lập Uỷ ban công nghiệp Metaverse. Hàng loạt tập đoàn công nghệ lớn cũng thể hiện tham vọng tham gia vào vũ trụ ảo.
Tuy nhiên, theo CCTV Finance Channel (CCTV2), có nhiều trò chơi gắn mác game metaverse, game blockchain và quảng cáo mọi người có thể kiếm tiền khi chơi, đạt thu nhập ổn định hàng tháng. Chẳng hạn, sau khi đầu tư 300.000 nhân dân tệ (hơn 1 tỷ đồng) vào game, họ có thể nhanh chóng thu về 140.000 nhân dân tệ (hơn 500 triệu đồng) chỉ trong vòng hai tuần.
Lần theo những bài viết về metaverse và blockchain trên Internet, CCTV2 tìm đến công ty Yuan Universe Research Institute ở Phúc Châu, Phúc Kiến. Một người tự xưng là giám đốc ở đây giới thiệu rằng game metaverse của họ có thể đầu tư bằng tiền, miễn là người chơi chịu bỏ tiền để mua đồ trong game. Người này cam kết thời gian hoàn vốn 22-40 ngày. Ví dụ, nếu mua chiếc máy cưa giá 80.000 nhân dân tệ (290 triệu đồng), thu nhập mỗi ngày của người chơi sẽ vào khoảng 3.000-4.000 nhân dân tệ (10-15 triệu đồng). Người này còn khẳng định từ khi ra mắt hồi tháng 8 đến nay vẫn chưa có khách hàng nào bị mất tiền trong game.
Theo lời giới thiệu, để tham gia, trước tiên người chơi cần đổi tiền sang tiền điện tử USDT, sau đó dùng USDT mua các dụng cụ như cưa máy, cần câu trong game. Mỗi công cụ có một chức năng như sản xuất gỗ hoặc thịt. Vật phẩm thu được sau đó có thể bán lấy tiền và cam kết 100% có lời sau mỗi tháng.
Người chơi phải nạp tiền và quy đổi thành một đồng tiền mã hóa, sau đó "làm nhiệm vụ" và nhận về các vật phẩm. Ảnh: CCTV2
Để chứng minh cho những gì vừa nói, người này "biểu diễn" trực tiếp cách kiếm tiền trên màn hình. Đồ hoạ của game trông thô và đơn giản, mọi thao tác có thể hoàn thành với vài cú click chuột. Trên màn hình, một bảng điện tử xuất hiện, ghi lại các con số về thu nhập của người chơi.
Vị giám đốc nói, để bắt đầu, người chơi phải trả phí dịch vụ 6.000 nhân dân tệ (gần 22 triệu đồng), sau đó công ty hưởng 20% thu nhập hàng tháng của người chơi. Số tiền đầu tư cũng được xác định theo giá của vật phẩm trong game, tối thiểu là hơn 20.000 nhân dân tệ (72 triệu đồng).
Một số người tự xưng là quản lý và giám đốc của công ty game nói họ vừa nhận được khoản tài trợ 20 triệu USD và cam kết không có rủi ro. Một số người khác liên tục hối người chơi nộp phí dịch vụ để mở tài khoản game, thậm chí mang bảng doanh thu của người chơi trong tuần đầu của tháng 12 cho khách xem.
Tuy nhiên, khi được hỏi có cần ký hợp đồng không, người này nói tài khoản nằm trong tay người chơi, công ty không kiểm soát về tài chính của mỗi người trong game và sẽ có nhiều hạn chế, ràng buộc nếu hợp đồng được ký.
CCTV2 dẫn lời chuyên gia cho biết những game núp bóng metaverse như trên thực chất là lừa đảo. Người chơi trả phí 6.000 nhân dân tệ mà không có hợp đồng ký kết. Trên thị trường, ngày một nhiều game blockchain dạng này xuất hiện với những lời mời chào hấp dẫn về lợi nhuận cao.
Một studio khác ở Tây An, Thiểm Tây cũng đang quảng cáo về game metaverse Farmer World. Đại diện công ty khẳng định họ sẽ giúp người chơi đổi từ nhân dân tệ thành coin trong game. Người chơi có thể đầu tư 60.000 nhân dân tệ (hơn 200 triệu đồng) và thu hồi vốn sau một tháng, trong đó sẽ có 20% phí quản lý.
Jiang Zhenwei, Giám đốc Công ty Luật Xinchang Thượng Hải, lưu ý các game núp bóng metaverse này thường không có hợp đồng giữa người đầu tư với công ty. Trong trường hợp có hợp đồng, nó cũng không mang lại giá trị bảo vệ về mặt pháp lý cho người chơi nếu có tranh chấp. Trong trường hợp thua lỗ, người chơi sẽ phải tự gánh chịu vì hoạt động liên quan đến "tiền ảo" là hoạt động trái phép tại Trung Quốc.
CCTV2 dẫn lời chuyên gia trong ngành khẳng định cái gọi là game metaverse đang được quảng cáo rầm rộ trên Internet thực chất là một trò lừa đảo, núp bóng công nghệ blockchain. Nhiều game về cơ bản chỉ phát triển trên web với chi phí phát triển thấp. Thực tế, mô hình này là lấy tiền của người tham gia sau để trả cho người trước chứ không hề ứng dụng blockchain. Một dự án game như vậy có thể sụp đổ bất kỳ lúc nào.
Chen Xin, giáo sư tại Trường Tài chính Cao cấp thuộc Đại học Giao thông Thượng Hải, khẳng định: "Đây thực sự là một kiểu lừa đảo mới, núp bóng xu hướng metaverse. Người chơi cũng không thể báo cảnh sát nếu bị ai đó lừa khi tham gia vào những game lừa đảo này. Những lời hứa hẹn đầu tư như vậy đều không đáng tin cậy".
Tại Việt Nam, đại diện một nhà phát hành game blockchain nổi tiếng cho biết hình thức lừa đảo này chưa phổ biến. Tuy nhiên, một vấn đề lớn của thị trường là đang tồn tại những game gắn mác blockchain nhưng thực chất không chứa nhiều hàm lượng công nghệ mới. Không ít dự án game khá đơn giản, không tập trung vào yếu tố công nghệ, đồ họa, gameplay... mà chỉ ăn theo trào lưu metaverse để thu hút người dùng.
"Những game này thường được quảng bá rầm rộ ở giai đoạn sắp phát hành, bán token, nhưng khi ra mắt lại ít được đầu tư, cập nhật. Các dự án thường có tuổi đời ngắn, nhà phát hành không đưa ra được một lộ trình phát triển rõ ràng trong nhiều năm", đại diện này nói.
Một số chuyên gia khuyến cáo, với tốc độ phát triển nóng của thị trường game blockchain và metaverse như hiện nay, hình thức lừa đảo như ở Trung Quốc có thể sớm xuất hiện tại Việt Nam. Người chơi cần trang bị kiến thức cơ bản, tìm hiểu kỹ về các dự án trước khi đầu tư, tránh tâm lý FOMO (sợ bị bỏ lỡ).
Metaverse, blockchain đang là từ khóa tìm kiếm nóng trên Internet Trung Quốc sau khi chính phủ nước này thành lập Uỷ ban công nghiệp Metaverse. Hàng loạt tập đoàn công nghệ lớn cũng thể hiện tham vọng tham gia vào vũ trụ ảo.
Tuy nhiên, theo CCTV Finance Channel (CCTV2), có nhiều trò chơi gắn mác game metaverse, game blockchain và quảng cáo mọi người có thể kiếm tiền khi chơi, đạt thu nhập ổn định hàng tháng. Chẳng hạn, sau khi đầu tư 300.000 nhân dân tệ (hơn 1 tỷ đồng) vào game, họ có thể nhanh chóng thu về 140.000 nhân dân tệ (hơn 500 triệu đồng) chỉ trong vòng hai tuần.
Lần theo những bài viết về metaverse và blockchain trên Internet, CCTV2 tìm đến công ty Yuan Universe Research Institute ở Phúc Châu, Phúc Kiến. Một người tự xưng là giám đốc ở đây giới thiệu rằng game metaverse của họ có thể đầu tư bằng tiền, miễn là người chơi chịu bỏ tiền để mua đồ trong game. Người này cam kết thời gian hoàn vốn 22-40 ngày. Ví dụ, nếu mua chiếc máy cưa giá 80.000 nhân dân tệ (290 triệu đồng), thu nhập mỗi ngày của người chơi sẽ vào khoảng 3.000-4.000 nhân dân tệ (10-15 triệu đồng). Người này còn khẳng định từ khi ra mắt hồi tháng 8 đến nay vẫn chưa có khách hàng nào bị mất tiền trong game.
Theo lời giới thiệu, để tham gia, trước tiên người chơi cần đổi tiền sang tiền điện tử USDT, sau đó dùng USDT mua các dụng cụ như cưa máy, cần câu trong game. Mỗi công cụ có một chức năng như sản xuất gỗ hoặc thịt. Vật phẩm thu được sau đó có thể bán lấy tiền và cam kết 100% có lời sau mỗi tháng.
Người chơi phải nạp tiền và quy đổi thành một đồng tiền mã hóa, sau đó "làm nhiệm vụ" và nhận về các vật phẩm. Ảnh: CCTV2
Để chứng minh cho những gì vừa nói, người này "biểu diễn" trực tiếp cách kiếm tiền trên màn hình. Đồ hoạ của game trông thô và đơn giản, mọi thao tác có thể hoàn thành với vài cú click chuột. Trên màn hình, một bảng điện tử xuất hiện, ghi lại các con số về thu nhập của người chơi.
Vị giám đốc nói, để bắt đầu, người chơi phải trả phí dịch vụ 6.000 nhân dân tệ (gần 22 triệu đồng), sau đó công ty hưởng 20% thu nhập hàng tháng của người chơi. Số tiền đầu tư cũng được xác định theo giá của vật phẩm trong game, tối thiểu là hơn 20.000 nhân dân tệ (72 triệu đồng).
Một số người tự xưng là quản lý và giám đốc của công ty game nói họ vừa nhận được khoản tài trợ 20 triệu USD và cam kết không có rủi ro. Một số người khác liên tục hối người chơi nộp phí dịch vụ để mở tài khoản game, thậm chí mang bảng doanh thu của người chơi trong tuần đầu của tháng 12 cho khách xem.
Tuy nhiên, khi được hỏi có cần ký hợp đồng không, người này nói tài khoản nằm trong tay người chơi, công ty không kiểm soát về tài chính của mỗi người trong game và sẽ có nhiều hạn chế, ràng buộc nếu hợp đồng được ký.
CCTV2 dẫn lời chuyên gia cho biết những game núp bóng metaverse như trên thực chất là lừa đảo. Người chơi trả phí 6.000 nhân dân tệ mà không có hợp đồng ký kết. Trên thị trường, ngày một nhiều game blockchain dạng này xuất hiện với những lời mời chào hấp dẫn về lợi nhuận cao.
Một studio khác ở Tây An, Thiểm Tây cũng đang quảng cáo về game metaverse Farmer World. Đại diện công ty khẳng định họ sẽ giúp người chơi đổi từ nhân dân tệ thành coin trong game. Người chơi có thể đầu tư 60.000 nhân dân tệ (hơn 200 triệu đồng) và thu hồi vốn sau một tháng, trong đó sẽ có 20% phí quản lý.
Jiang Zhenwei, Giám đốc Công ty Luật Xinchang Thượng Hải, lưu ý các game núp bóng metaverse này thường không có hợp đồng giữa người đầu tư với công ty. Trong trường hợp có hợp đồng, nó cũng không mang lại giá trị bảo vệ về mặt pháp lý cho người chơi nếu có tranh chấp. Trong trường hợp thua lỗ, người chơi sẽ phải tự gánh chịu vì hoạt động liên quan đến "tiền ảo" là hoạt động trái phép tại Trung Quốc.
CCTV2 dẫn lời chuyên gia trong ngành khẳng định cái gọi là game metaverse đang được quảng cáo rầm rộ trên Internet thực chất là một trò lừa đảo, núp bóng công nghệ blockchain. Nhiều game về cơ bản chỉ phát triển trên web với chi phí phát triển thấp. Thực tế, mô hình này là lấy tiền của người tham gia sau để trả cho người trước chứ không hề ứng dụng blockchain. Một dự án game như vậy có thể sụp đổ bất kỳ lúc nào.
Chen Xin, giáo sư tại Trường Tài chính Cao cấp thuộc Đại học Giao thông Thượng Hải, khẳng định: "Đây thực sự là một kiểu lừa đảo mới, núp bóng xu hướng metaverse. Người chơi cũng không thể báo cảnh sát nếu bị ai đó lừa khi tham gia vào những game lừa đảo này. Những lời hứa hẹn đầu tư như vậy đều không đáng tin cậy".
Tại Việt Nam, đại diện một nhà phát hành game blockchain nổi tiếng cho biết hình thức lừa đảo này chưa phổ biến. Tuy nhiên, một vấn đề lớn của thị trường là đang tồn tại những game gắn mác blockchain nhưng thực chất không chứa nhiều hàm lượng công nghệ mới. Không ít dự án game khá đơn giản, không tập trung vào yếu tố công nghệ, đồ họa, gameplay... mà chỉ ăn theo trào lưu metaverse để thu hút người dùng.
"Những game này thường được quảng bá rầm rộ ở giai đoạn sắp phát hành, bán token, nhưng khi ra mắt lại ít được đầu tư, cập nhật. Các dự án thường có tuổi đời ngắn, nhà phát hành không đưa ra được một lộ trình phát triển rõ ràng trong nhiều năm", đại diện này nói.
Một số chuyên gia khuyến cáo, với tốc độ phát triển nóng của thị trường game blockchain và metaverse như hiện nay, hình thức lừa đảo như ở Trung Quốc có thể sớm xuất hiện tại Việt Nam. Người chơi cần trang bị kiến thức cơ bản, tìm hiểu kỹ về các dự án trước khi đầu tư, tránh tâm lý FOMO (sợ bị bỏ lỡ).
Theo: VNEXPRESS.NET