thienminh6879
Administrator
Số liệu của Amazon cho thấy số doanh nghiệp xuất khẩu, giá trị lẫn số lượng sản phẩm bán qua dịch vụ của Amazon đã tăng trưởng mạnh trong năm qua.
Tại Hội nghị Thương mại Điện tử Xuyên biên giới 2021, Amazon Global Selling công bố số liệu cho thấy số sản phẩm của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam bán trên nền tảng này đã tăng 34% so với năm ngoái. Con số này trong năm qua đạt 7,2 triệu sản phẩm.
Nếu tính về giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam hợp tác với Amazon, con số tăng 48% so với cùng kỳ năm ngoái. Số liệu được tính từ trong giai đoạn tháng 9/2020 - 8/2021.
Ông Gijae Seong, Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling Việt Nam. Ảnh: Amazon.
Tuy không công bố số lượng chính xác, Amazon cho biết lượng doanh nghiệp đạt mốc doanh số 500.000 USD tăng 53%, còn số lượng đạt cột mốc 1 triệu USD cũng tăng hơn 40%.
Theo ông Gijae Seong, Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling Việt Nam, Việt Nam là nước có mức tăng trưởng doanh thu trên nền tảng này cao nhất so với một số thị trường khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines. Từ năm 2019, khi Amazon lần đầu đặt chân vào Việt Nam, doanh thu của các doanh nghiệp đã tăng gần gấp đôi.
Theo báo cáo của Amazon, các mặt hàng bán chạy nhất từ doanh nghiệp Việt Nam gồm đồ gia dụng, dụng cụ nhà bếp, tiện ích gia đình, sản phẩm dệt may và chăm sóc sức khỏe cá nhân. Ông Seong cũng thừa nhận các thương hiệu Việt Nam chưa có thế mạnh về mặt hàng công nghệ.
Dù vậy, người đứng đầu Amazon Global Selling Việt Nam cho rằng bên cạnh chất lượng, các doanh nghiệp vẫn có nhiều cách để tối ưu, xây dựng thương hiệu sản phẩm của mình trên Amazon để tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.
Chia sẻ về vấn đề cạnh tranh không lành mạnh, ông Seong khẳng định nền tảng này không thiên vị những đơn vị sử dụng dịch vụ Fullillment by Amazon (FBA). Đây là dịch vụ hỗ trợ hoàn thiện đơn hàng của Amazon, bao gồm cả các dịch vụ từ kho bãi, vận chuyển, đổi trả. Tuy nhiên, ông Seong cho rằng dịch vụ FBA có thể mang lại những trải nghiệm tốt cho người mua hàng, từ đó việc đánh giá đối với đơn vị bán có thể cao hơn, ảnh hưởng trực tiếp tới vị trí hiển thị kết quả khi tìm kiếm.
Ở phía ngược lại, các đại diện của Amazon Global Selling cũng cho biết chưa thể nói chính xác về thời điểm Amazon mở sàn thương mại điện tử, cho phép người dùng Việt Nam mua hàng trên nền tảng này. Gần đây, Amazon cũng có sự tập trung nhất định ở các thị trường lớn châu Á như Singapore, Hàn Quốc.
Amazon chính thức "đặt chân" vào thị trường Việt Nam năm 2019, với chương trình Global Selling. Công ty này mở nhiều chương trình đào tạo, hỗ trợ người bán hàng ở Việt Nam để tiếp cận các thị trường quốc tế. Ưu tiên của Amazon là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nguồn zingnews.vn
Tại Hội nghị Thương mại Điện tử Xuyên biên giới 2021, Amazon Global Selling công bố số liệu cho thấy số sản phẩm của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam bán trên nền tảng này đã tăng 34% so với năm ngoái. Con số này trong năm qua đạt 7,2 triệu sản phẩm.
Nếu tính về giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam hợp tác với Amazon, con số tăng 48% so với cùng kỳ năm ngoái. Số liệu được tính từ trong giai đoạn tháng 9/2020 - 8/2021.
Ông Gijae Seong, Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling Việt Nam. Ảnh: Amazon.
Theo ông Gijae Seong, Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling Việt Nam, Việt Nam là nước có mức tăng trưởng doanh thu trên nền tảng này cao nhất so với một số thị trường khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines. Từ năm 2019, khi Amazon lần đầu đặt chân vào Việt Nam, doanh thu của các doanh nghiệp đã tăng gần gấp đôi.
Theo báo cáo của Amazon, các mặt hàng bán chạy nhất từ doanh nghiệp Việt Nam gồm đồ gia dụng, dụng cụ nhà bếp, tiện ích gia đình, sản phẩm dệt may và chăm sóc sức khỏe cá nhân. Ông Seong cũng thừa nhận các thương hiệu Việt Nam chưa có thế mạnh về mặt hàng công nghệ.
Dù vậy, người đứng đầu Amazon Global Selling Việt Nam cho rằng bên cạnh chất lượng, các doanh nghiệp vẫn có nhiều cách để tối ưu, xây dựng thương hiệu sản phẩm của mình trên Amazon để tiếp cận được nhiều khách hàng hơn.
Chia sẻ về vấn đề cạnh tranh không lành mạnh, ông Seong khẳng định nền tảng này không thiên vị những đơn vị sử dụng dịch vụ Fullillment by Amazon (FBA). Đây là dịch vụ hỗ trợ hoàn thiện đơn hàng của Amazon, bao gồm cả các dịch vụ từ kho bãi, vận chuyển, đổi trả. Tuy nhiên, ông Seong cho rằng dịch vụ FBA có thể mang lại những trải nghiệm tốt cho người mua hàng, từ đó việc đánh giá đối với đơn vị bán có thể cao hơn, ảnh hưởng trực tiếp tới vị trí hiển thị kết quả khi tìm kiếm.
Ở phía ngược lại, các đại diện của Amazon Global Selling cũng cho biết chưa thể nói chính xác về thời điểm Amazon mở sàn thương mại điện tử, cho phép người dùng Việt Nam mua hàng trên nền tảng này. Gần đây, Amazon cũng có sự tập trung nhất định ở các thị trường lớn châu Á như Singapore, Hàn Quốc.
Amazon chính thức "đặt chân" vào thị trường Việt Nam năm 2019, với chương trình Global Selling. Công ty này mở nhiều chương trình đào tạo, hỗ trợ người bán hàng ở Việt Nam để tiếp cận các thị trường quốc tế. Ưu tiên của Amazon là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nguồn zingnews.vn