nhahuynh24
Moderator
Ngày nay, tai nghe đã trở thành một món phụ kiện “đồng hành” ở mọi lúc, mọi nơi. Thế nhưng, liệu bạn có biết rằng lạm dụng tai nghe có thể dẫn đến nhiều hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng hay không?
Cho đến thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng lạm dụng tai nghe có thể dẫn đến nhiều hệ lụy liên quan đến sức khỏe. Thậm chí, ngay đến cả Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) cũng không ít lần đưa ra cảnh báo về các vấn đề sức khỏe liên quan đến lạm dụng tai nghe đang ngày một gia tăng.
Ấy vậy nhưng, sự “đắm chìm quá mức” lại có thể dẫn đến nhiều tác hại đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Các tế bào lông đó cần thời gian để phục hồi sau những rung động quá lớn do tiếng ồn lớn gây ra. Cũng có một số trường hợp, các tế bào không bao giờ phục hồi hoặc chúng bị tổn thương quá mức để có thể hoạt động bình thường được nữa. Điều này dẫn đến “mất thính lực kéo dài”.
Ngày nay, những loại tai nghe in ear chiếm ưu thế khá cao ở trên thị trường. Với hình dáng nhỏ gọn và có thể nhét trọn vào trong bọc áo lúc không dùng đến, trải nghiệm âm thanh được tốt hơn do được truyền trực tiếp vào sâu trong tai, tai nghe in ear ẩn chứa nhiều hiểm họa về sức khỏe khôn lường.
Các tai nghe in ear được chế tạo để người dùng có thể đặt/nhét trực tiếp vào hốc tai. Đồng tình rằng việc chặn luồng không khí này sẽ hạn chế bớt tạp âm bên ngoài lọt vào và thậm chí hỗ trợ rất tốt cho tính năng chống ồn chủ động, điều này lại dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng tai cao hơn.
Bên cạnh đó, nếu được sử dụng bởi nhiều người (tài sản công cộng chẳng hạn), tai nghe in ear có khả năng rất cao trở thành vật trung gian giúp vi khuẩn dễ dàng di chuyển từ tai người này sang tai người khác.
Trong khi đó, theo thời báo The New York Times thì các tai nghe chống ồn sẽ giúp “khử” những tiếng ồn và ở một vài góc độ nào đó, có thể bảo vệ sức khỏe con người tốt hơn. Cụ thể, khi tính năng chống ồn được bật thì những tiếng ồn xung quanh sẽ được trung hòa, từ đó có thể nghe nhạc mà không cần tăng âm lượng lên cao.
Tuy vậy, hầu hết các tai nghe có trang bị tính năng chống ồn chủ động trên thị trường hiện nay vẫn ở dạng true wireless in-ear (bên cạnh một số dòng cao cấp dạng trùm đầu như AirPods Max), do đó những mối đe dọa về thính lực và nhiễm trùng tai vẫn là một vấn đề lớn mà các tai nghe này phải đối mặt.
Cụ thể, sáng kiến này nhằm nâng cao nhận thức của người dùng và giúp giảm nguy cơ mất thính lực do nghe “không an toàn” thông qua các thiết bị và hệ thống âm thanh cá nhân, đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Đồng hành với WHO và ITU trong sáng kiến này là nhiều chuyên gia trong lĩnh vực âm thanh, thính học, âm học, công nghệ, truyền thông sức khỏe,…
Với một tập tài liệu dài gần 50 trang, sáng kiến này phác thảo các tính năng và yêu cầu thiết yếu mà các hệ thống âm thanh cá nhân phải có để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Các tiêu chuẩn này dựa trên kiến thức và những bằng chứng tốt nhất hiện có.
Trên thực tế, hầu hết các tai nghe trên thị trường đều đạt những tiêu chuẩn của WHO và ITU đề xướng. Tuy vậy, WHO vẫn khẳng định trong tài liệu trên rằng người dùng cần phải có thói quen sử dụng tai nghe hợp lý để có thể bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.
Nếu gặp phải những triệu chứng trên, hãy cố gắn giảm tần suất sử dụng tai nghe lại và đến các phòng khám chuyên khoa tai – mũi – họng gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Cho đến thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng lạm dụng tai nghe có thể dẫn đến nhiều hệ lụy liên quan đến sức khỏe. Thậm chí, ngay đến cả Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) cũng không ít lần đưa ra cảnh báo về các vấn đề sức khỏe liên quan đến lạm dụng tai nghe đang ngày một gia tăng.
Vai trò của tai nghe trong cuộc sống hiện đại
Trong thời đại ngày nay, tai nghe có thể nói là một người bạn đồng hành với rất nhiều người trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Từ ngồi học trong thư viện, ngồi trên ghế máy bay, tàu lửa để di chuyển một quãng đường dài, hay đơn giản là đi bộ dạo phố, chạy thể dục ở ngoài trời. Chiếc tai nghe giúp người dùng tự cách biệt với những âm thanh ồn ào, nhàm chán xung quanh, thay vào đó là được tiếp thêm nguồn cảm hứng, động lực bất tận để hoạt động có hiệu suất hơn.Ấy vậy nhưng, sự “đắm chìm quá mức” lại có thể dẫn đến nhiều tác hại đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Các hệ quả sức khỏe
Tai nghe có thể làm hỏng tai người nếu chúng được sử dụng trong thời gian dài với âm lượng lớn, dẫn đến tình trạng mất thính lực một phần hoặc toàn phần. Thậm tệ hơn, đến ngưỡng các tế bào lông trong ốc tai bị uốn cong nghiêm trọng thì tai có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Theo một nghiên cứu năm 2011 được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, việc sử dụng tai nghe đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể tỷ lệ mất thính lực ở thanh thiếu niên và thanh niên.Đâu là nguyên nhân của “mất thính giác”?
Khi sóng âm đến tai, có những rung động trong màng nhĩ được truyền đến tai trong qua một số xương nhỏ để đến được ốc tai. Ốc tai là một khoang chứa đầy chất lỏng trong tai với hàng nghìn sợi lông nhỏ. Khi các rung động âm thanh đến ốc tai, chất lỏng bên trong nó sẽ rung chuyển và khiến các sợi lông di chuyển. Nếu âm lượng quá lớn, độ rung sẽ mạnh hơn và khiến các tế bào lông chuyển động nhiều hơn. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến “mất thính giác tạm thời”.Các tế bào lông đó cần thời gian để phục hồi sau những rung động quá lớn do tiếng ồn lớn gây ra. Cũng có một số trường hợp, các tế bào không bao giờ phục hồi hoặc chúng bị tổn thương quá mức để có thể hoạt động bình thường được nữa. Điều này dẫn đến “mất thính lực kéo dài”.
Tai nghe in ear với nguy cơ nhiễm trùng tai cao hơn
Ngày nay, những loại tai nghe in ear chiếm ưu thế khá cao ở trên thị trường. Với hình dáng nhỏ gọn và có thể nhét trọn vào trong bọc áo lúc không dùng đến, trải nghiệm âm thanh được tốt hơn do được truyền trực tiếp vào sâu trong tai, tai nghe in ear ẩn chứa nhiều hiểm họa về sức khỏe khôn lường.
Các tai nghe in ear được chế tạo để người dùng có thể đặt/nhét trực tiếp vào hốc tai. Đồng tình rằng việc chặn luồng không khí này sẽ hạn chế bớt tạp âm bên ngoài lọt vào và thậm chí hỗ trợ rất tốt cho tính năng chống ồn chủ động, điều này lại dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng tai cao hơn.
Bên cạnh đó, nếu được sử dụng bởi nhiều người (tài sản công cộng chẳng hạn), tai nghe in ear có khả năng rất cao trở thành vật trung gian giúp vi khuẩn dễ dàng di chuyển từ tai người này sang tai người khác.
Chống ồn chủ động – tính năng giúp giảm nguy cơ mất thính giác
Trên thực tế, tính năng chống ồn chủ động trên tai nghe có thể đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể, những tiếng ồn lớn cấp tính có thể làm tổn thương thính giác, gây mất ngủ, tăng huyết áp hay dẫn đến các chứng bệnh như căng thẳng, đau đầu, tim mạch,…Trong khi đó, theo thời báo The New York Times thì các tai nghe chống ồn sẽ giúp “khử” những tiếng ồn và ở một vài góc độ nào đó, có thể bảo vệ sức khỏe con người tốt hơn. Cụ thể, khi tính năng chống ồn được bật thì những tiếng ồn xung quanh sẽ được trung hòa, từ đó có thể nghe nhạc mà không cần tăng âm lượng lên cao.
Tuy vậy, hầu hết các tai nghe có trang bị tính năng chống ồn chủ động trên thị trường hiện nay vẫn ở dạng true wireless in-ear (bên cạnh một số dòng cao cấp dạng trùm đầu như AirPods Max), do đó những mối đe dọa về thính lực và nhiễm trùng tai vẫn là một vấn đề lớn mà các tai nghe này phải đối mặt.
Chuẩn thiết bị nghe an toàn do WHO và ITU đưa ra
Vào năm 2019, Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO) cùng Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) đã cùng nhau thông qua sáng kiến Make Listening Safe, với loạt tiêu chuẩn dành cho hệ thống/thiết bị nghe an toàn.Cụ thể, sáng kiến này nhằm nâng cao nhận thức của người dùng và giúp giảm nguy cơ mất thính lực do nghe “không an toàn” thông qua các thiết bị và hệ thống âm thanh cá nhân, đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Đồng hành với WHO và ITU trong sáng kiến này là nhiều chuyên gia trong lĩnh vực âm thanh, thính học, âm học, công nghệ, truyền thông sức khỏe,…
Với một tập tài liệu dài gần 50 trang, sáng kiến này phác thảo các tính năng và yêu cầu thiết yếu mà các hệ thống âm thanh cá nhân phải có để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Các tiêu chuẩn này dựa trên kiến thức và những bằng chứng tốt nhất hiện có.
Trên thực tế, hầu hết các tai nghe trên thị trường đều đạt những tiêu chuẩn của WHO và ITU đề xướng. Tuy vậy, WHO vẫn khẳng định trong tài liệu trên rằng người dùng cần phải có thói quen sử dụng tai nghe hợp lý để có thể bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.
Người dùng cần làm gì để sử dụng tai nghe an toàn?
Hình thành những thói quen tốt
Dưới đây là những thói quen tốt, được tổng hợp từ các công trình nghiên cứu và lời khuyên của các chuyên gia:- Giảm âm lượng xuống: 85dB là ngưỡng âm lượng tối đa mà con người có thể chịu đựng (theo Tổ chức Y Tế Thế Giới – WHO). Để dễ hình dung hơn, 60dB là ngưỡng âm lượng trung bình của một cuộc đối thoại thông thường. Mặc dù các thiết bị di động ngày nay hầu hết không tích hợp sẵn hay hiển thị mức âm thanh ở đơn vị dB, thế nhưng bạn nên tìm hiểu thông số của volume tối đa của thiết bị thông qua các diễn đàn hỗ trợ (thậm chí là hãng), giữ âm lượng ở mức dưới 2/3 hoặc kích hoạt những tính năng giới hạn âm lượng có sẵn trên thiết bị.
- Lưu ý đến các cảnh báo về âm lượng: Hầu hết các thiết bị di động ngày nay được tích hợp sẵn tính năng cảnh báo đến người dùng khi âm thanh vượt ngưỡng an toàn. Hãy lưu tâm đến những thông báo này.
- Hãy để đôi tai được nghỉ ngơi: Như đã đề cập ở trên, tai của chúng ta cần phải được nghỉ ngơi để hồi phục. Do đó, hãy luôn cân nhắc sử dụng tai nghe trong thời gian vừa phải (~30 phút) và để dành ít phút nghỉ ngơi cho đôi tai của chúng ta.
- Giới hạn về độ tuổi: Trẻ em có đôi tai nhạy cảm hơn người lớn. Do đó, với trẻ nhỏ thì các bậc phụ huynh cần giám sát thời gian sử dụng tai nghe của trẻ em và nên hạn chế sử dụng hết mức có thể.
Và hãy tìm ngay đến bác sĩ nếu…
Bạn luôn phải đề phòng trước các dấu hiệu của mất thính lực. Một số triệu chứng dễ gặp bao gồm: ù tai, khó nghe với âm lượng nhỏ và cần tăng âm lượng, đau nhói ở tai và một số vùng nhất định quanh tai, chóng mặt,…Nếu gặp phải những triệu chứng trên, hãy cố gắn giảm tần suất sử dụng tai nghe lại và đến các phòng khám chuyên khoa tai – mũi – họng gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Theo: cellphones.com