Sự việc đáng tiếc
Theo đó, người đàn ông 43 tuổi đến từ tỉnh Hiroshima, đã bắt đầu làm việc tại Panasonic vào năm 2003 với tư cách là một công nhân nhà máy. Vào tháng 04/2019, anh được thăng chức lên làm phó giám đốc bộ phận kỹ thuật của công ty. Kể từ đó, anh đã phải trải qua quãng thời gian làm việc vô cùng khắc nghiệt. Theo luật sư của anh, ông Tadashi Matsumaru, đã tường thuật lại rằng, anh đã phải thường xuyên làm việc hơn 100 tiếng/tuần, vượt mức thời gian làm việc trung bình đến 60 tiếng (tại Nhật, mức quy định thời gian làm việc trung bình là 40 tiếng/tuần). Anh chỉ có thể ngủ từ 4 đến 5 giờ sáng, và phải đi làm trước 8 giờ sáng mỗi ngày. Ngoài thời gian làm việc mệt mỏi, người nhân viên đó cũng phải vật lộn để theo kịp khối lượng công việc. Đôi khi, anh ấy có đến 10 cuộc họp mỗi ngày. Khi được thăng chức, Panasonic cũng yêu cầu anh phải thực hiện một bài kiểm tra để biết liệu anh có đủ điều kiện cho vị trí mới hay không.Người nhân viên đó đã chính thức rơi vào tình trạng trầm cảm vì làm việc quá sức, và vào tháng 10/2019, anh quyết định tự tử để chấm dứt chuỗi ngày "địa ngục" này. Anh đã để lại một bức thư cho gia đình với mong muốn thông qua họ, sự việc của anh và tình trạng bị ép buộc làm việc đến nỗi bị vắt kiệt sức như thế này có thể được đưa ra ánh sáng, tiết lộ với giới truyền thông. Trong bức thư, luật sư Tadashi Matsumaru cho biết thân chủ của ông đã viết rằng: “Bố quá mệt mỏi vì có quá nhiều công việc cần phải hoàn thành. Bố không thể tha thứ cho Panasonic. Hãy kể lại câu chuyện của bố với giới truyền thông.”
Sau hơn hai năm xảy ra sự việc, Panasonic cuối cùng cũng đã chính thức lên tiếng và nhận lỗi thông qua một thông cáo báo chí: “Vào năm 2019, một sự cố thương tâm đã xảy ra tại Tập đoàn Panasonic, khi thực tế đã có một nhân viên phải làm việc quá sức trong thời gian dài, thế nhưng công ty đã bỏ bê nhiệm vụ chăm sóc cho sự an toàn của nhân viên, do đó dẫn đến cái chết của người này. Chúng tôi muốn gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới nhân viên đã qua đời và tang quyến của anh ấy.” Bên cạnh đó, Panasonic cũng đưa ra các nguyên tắc mới cần phải được thực hiện để ngăn chặn việc tái diễn trường hợp này, chẳng hạn như công ty sẽ tổ chức các cuộc họp trực tiếp giữa nhân viên và người quản lý để các bên có thể kịp thời thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của nhau hơn. Panasonic cũng đã chu cấp một số tiền bồi thường cho gia đình của người quá cố.
Người đại diện cho gia đình tang quyến của cựu nhân viên này cho biết, các hướng dẫn về quá trình lao động hiện tại không hiệu quả trong việc ngăn ngừa tử vong (hay tự tử) do làm việc quá sức. Panasonic chỉ có chính sách ghi nhận việc làm thêm giờ tại công ty, chứ không ghi nhận quá trình mà nhân viên phải làm việc ngoài giờ tại nhà. Sự việc của nhân viên kia không phải là trường hợp đầu tiên xảy ra tại Panasonic. Năm 2016, đã từng có sự việc tương tự xảy ra tại Panasonic, khi một nhân viên khoảng 40 tuổi làm việc tại nhà máy đã quyết định tự tử do áp lực từ việc làm thêm giờ trong thời gian dài. Hai năm sau, Panasonic bị truy tố vì vi phạm luật tiêu chuẩn lao động khi buộc nhân viên làm thêm giờ bất hợp pháp, vượt quá giới hạn cho phép.
Văn hóa “karoshi
Văn hóa làm việc của Nhật Bản nổi tiếng là khá cực đoan, được người Nhật gọi là văn hóa “karoshi”, chết do làm việc quá sức. Hiện tượng này đã thu hút sự chú ý của cả nước nhiều đến nỗi chính phủ Nhật Bản buộc phải thực hiện các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn tình trạng này. Vào năm 2018, các nhà hoạch định chính sách đã thông qua dự luật sửa đổi luật lao động để cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, chẳng hạn như bao gồm giới hạn thời gian làm thêm giờ chỉ được <=45 tiếng/tháng. Nhưng, nếu các công ty lớn vi phạm các hướng dẫn và báo cáo thời gian làm việc thực tế thấp hơn để có thể khai gian thời gian làm thêm giờ của nhân viên, các nhà hoạt động lao động và giới luật sư lo ngại rằng chính sách này của chính phủ cũng sẽ chẳng có mấy tác dụng.
Mặc dù Nhật Bản giới hạn số giờ làm thêm của mỗi nhân viên chỉ được phép nằm trong khoảng 45 tiếng/tháng, nhưng các công ty vẫn thường vi phạm các nguyên tắc này. Vào tháng 8, các nhà chức trách Nhật Bản đã khảo sát 24.042 công ty và phát hiện ra rằng 37% trong số đó có nhân viên làm việc thêm giờ vượt quá giới hạn cho phép, từ đó có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Theo dữ liệu của chính phủ Nhật Bản, trong năm 2019, cứ xét trên 10 vụ tự tử thì gần một người trong số đó có nguyên nhân liên quan đến công việc.
Panasonic cho biết, sau những sự việc trên, từ tháng 04/2021, công ty đã thực hiện sửa đổi các chính sách về việc cân bằng thời gian giữa công việc và cuộc sống cá nhân của nhân viên, đặc biệt là tính cả thời gian mà nhân viên phải làm việc ngoài giờ tại nhà. Luật sư Tadashi Matsumaru tin rằng, sự việc xảy ra với thân chủ của ông chính là đòn bẩy, khiến cho Panasonic buộc phải cải thiện các chính sách lao động của họ.
Mặc dù Nhật Bản giới hạn số giờ làm thêm của mỗi nhân viên chỉ được phép nằm trong khoảng 45 tiếng/tháng, nhưng các công ty vẫn thường vi phạm các nguyên tắc này. Vào tháng 8, các nhà chức trách Nhật Bản đã khảo sát 24.042 công ty và phát hiện ra rằng 37% trong số đó có nhân viên làm việc thêm giờ vượt quá giới hạn cho phép, từ đó có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Theo dữ liệu của chính phủ Nhật Bản, trong năm 2019, cứ xét trên 10 vụ tự tử thì gần một người trong số đó có nguyên nhân liên quan đến công việc.
Panasonic cho biết, sau những sự việc trên, từ tháng 04/2021, công ty đã thực hiện sửa đổi các chính sách về việc cân bằng thời gian giữa công việc và cuộc sống cá nhân của nhân viên, đặc biệt là tính cả thời gian mà nhân viên phải làm việc ngoài giờ tại nhà. Luật sư Tadashi Matsumaru tin rằng, sự việc xảy ra với thân chủ của ông chính là đòn bẩy, khiến cho Panasonic buộc phải cải thiện các chính sách lao động của họ.