Ở Trung Quốc, đàn ông muốn đi triệt sản cũng khó khăn

tientran156
Bình luận: 0Lượt xem: 332

tientran156

Moderator
Nhân viên
1.jpg


Trong hơn 3 thập kỷ, chính quyền Trung Quốc buộc người dân phải triệt sản để kiểm soát sự gia tăng dân số. Và giờ đây khi chính phủ nước này đang cố gắng đảo ngược tỷ lệ sinh đang giảm manh, tình trạng mà họ cho rằng có thể đe doạ đến sự ổn định xã hội và nền kinh tế quốc gia. Thế là, nhiều bệnh viện công tại Trung Quốc đang từ chối thực hiện các ca phẫu thuật thắt ống dẫn tinh theo yêu cầu của khách hàng.

Bệnh viện từ chối vì sợ phiền phức

Chẳng hạn như câu chuyện của Zhao Zihuan ở thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông. Vào năm ngoái, cô đã hạ sinh đứa con trai đầu lòng sau 2 lần xảy thai. Quá trình sinh con kéo dài 7 tiếng đồng hồ và kết thúc với một ca mổ lấy thai nhi khẩn cấp. Vì nhiều lý do, vợ chồng cô quyết định chỉ có một đứa con là đủ. Vì thế vào tháng 4, 2 người bắt đầu tìm đến các bệnh viện để thắt ống dẫn tinh. Tuy nhiên, yêu cầu này đã bị hai bệnh viện từ chối. Một bác sĩ nói với họ rằng theo kế hoạch hoá gia đình mới của đất nước, các cuộc phẫu thuật như thế không còn được phép. “Tôi vừa hoảng sợ vừa tức giận. Nếu chẳng may có thai, chúng tôi sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc sinh ra chúng. Gánh nặng tài chính nuôi 2 đứa con là quá lớn.”
2.jpg

Theo giám đốc bệnh viện ở thành phố Kinh Châu - ông Yang cho biết: “Về lý thuyết, đây là một cuộc phẫu thuật khá đơn giản, nhưng hầu như các bệnh viện công đều sẽ từ chối bệnh nhân. Vì chúng tôi nhận thức được các rủi ro liên quan khi làm một việc gì đó mà chính phủ chưa chấp thuận một cách rõ ràng. Chính sách cơ bản hiện nay của Trung Quốc là tăng tỷ lệ sinh."

Các biện pháp tăng tỷ lệ sinh của chính phủ không hiệu quả


Vào năm 2020, Trung Quốc ghi nhận tỷ suất sinh là 8,5 trẻ trên 1000 người dân. Đây là tỷ lệ thấp nhất trong hơn 70 năm qua. Một người phụ nữ trung bình chỉ sinh 1,3 con, thấp hơn cả Nhật Bản. Các nhà nhân khẩu học dự đoán dân số Trung Quốc có thể sẽ bắt đầu giảm trong vài năm tới.
2.jpg


Dù chính phủ đã đưa ra các biện pháp nhằm nỗ lực ngăn chặn xu hướng này, bao gồm nới lỏng các quy tắc kế hoạch hoá gia đình như chính sách một con trước đây. Cùng với đó là trợ cấp tiền mặt và thời gian nghỉ phép dài hơn để khuyến khích sinh sản. Nhưng mọi thứ đều không đạt hiệu quả cao khi càng nhiều cặp vợ chồng trẻ lựa chọn không sinh con.

Luật pháp Trung Quốc quy định quyền sinh con của người dân bao gồm cả quyền tránh thai đều được bảo vệ. Hiện vẫn chưa có lệnh cấm chính thức hay hạn chế cụ thể đối với các cuộc phẫu thuật triệt sản, phá thai. Nhưng một số cặp vợ chồng vẫn lo lắng chính phủ sẽ áp đặt các biện pháp hạn chế đối với các cuộc phẫu thuật tránh thai trong tương lai gần.

Khó khăn tìm nơi phẫu thuật


Trong một tài liệu của chính phủ Trung Quốc được phát hành vào hồi tháng 9 yêu cầu các chính quyền địa phương nên cố gắng giảm bớt số ca nạo phá thai. Tờ Washington Post đã liên hệ với 12 bệnh viện công ở Trung Quốc, các bệnh viện ở Thượng Hải, Bắc Kinh và Quảng Châu cho biết họ không còn thực hiện các cuộc phẫu thuật tránh thai nữa. Trong khi đó, 6 bệnh viện vẫn còn thực hiện phẫu thuật, một bệnh viện trong số đó cho biết họ sẽ không phẫu thuật cho các khách hàng nam giới chưa kết hôn.
3.jpg


Các cặp vợ chồng và những người đàn ông độc thân tìm đến các cuộc phẫu thuật đa phần đều bị các bác sĩ từ chối và nói rằng rồi họ sẽ hối hận về quyết định này. Một số người cho biết, họ từng bị các bệnh viện yêu cầu xuất trình giấy chứng nhận kết hôn và chứng minh được đã có con trước khi đưa ra quyết định phẫu thuật.
4.jpg
Zhou Muyun, 23 tuổi sinh sống ở Quảng Châu cho biết, anh đã cố gắng thực hiện phẫu thuật thắt ống dẫn tinh nhưng đều bị từ chối. “Khi càng tìm hiểu nhiều về phẫu thuật thắt ống dẫn tinh, tôi càng chắc chắn về quyết định của mình. Chúng tôi không muốn có con”. Được biết, anh và bạn gái đã sinh sống cùng nhau và muốn duy trì lối sống “DINK” - thu nhập gấp đôi và không có con cái. Zhou cũng lưu ý rằng thắt ống dẫn tinh ít gây ra biến chứng hơn so với các phương pháp triệt sản ở nữ.

Zhou đã bị 2 bệnh viện từ chối và các bác sĩ nói rằng anh còn quá trẻ. “Có con hay không là sự lựa chọn của chúng tôi và là quyền cơ bản của con người.”

Thắt ống dẫn tinh từng rất phổ biến trong thời chính sách một con

Thắt ống dẫn tinh từng bị coi là một điều rất cấm kỵ đối với nhiều người Trung Quốc, nhất là với thế hệ trước. Tuy nhiên trong thời kỳ thực thi chính sách một con, loại phẫu thuật này phổ biến ở một số tỉnh như Tứ Xuyên, Hà Nam hay Sơn Đông, nơi mà các quan chức tích cực đẩy mạnh việc này.
5.jpg

Theo số liệu quốc gia, khi chính phủ bắt đầu nới lỏng các quy định về kế hoạch hoá gia đình, số ca thắt ống dẫn tinh đã giảm từ 149.432 ca vào năm 2015 xuống còn 4.742 ca vào năm 2019. Một số học giả Trung Quốc cho biết thắt ống dẫn tinh không bị cấm, chỉ là không được khuyến khích. Đặc biệt là sau khi chính sách mới được ban hành.



“Với chính sách 3 con đã được áp dụng, các bác sĩ có những mối quan tâm mới lâu dài hơn. Nếu họ tiến hành phẫu thuật cho một người đàn ông trong khi xã hội đang hướng đến gia đình, đồng nghĩa với việc tước đi cơ hội có con và cháu của họ. Và không ai muốn bị đổ lỗi cho điều đó” - Sun Xiaomei, giáo sư nghiên cứu giới tính tại Đại học Phụ nữ Trung Quốc cho biết.
6.jpg

Để thực hiện cuộc phẫu thuật, nhiều người thậm chí phải đi một quãng đường rất xa. Chẳng hạn như anh Jiang 30 tuổi đã phải đi từ quê nhà Phúc Kiến đến Thành Đô, hơn 1000 km để thắt ống dẫn tinh. "Tôi cảm thấy bản thân đã thoát khỏi một gánh nặng lớn. Bạn bè xung quanh tôi, những người đã kết hôn và cos con không có gì khiến tôi phải ghen tị cả.” Sau đó, anh biết tin cơ sở làm phẫu thuật cho anh đã ngừng cung cấp dịch vụ.

Quan niệm gia trưởng của người Trung Quốc

Việc không khuyến khích thắt ống dẫn tinh phần nào phản ánh được quan điểm của người Trung Quốc. Họ cho rằng phụ nữ nên là người chịu trách nhiệm cho việc tránh thai. Khi anh Zhou Muyun và bạn gái nói là nguyện vọng của mình, một bác sĩ đã đề nghị cô bạn gái nên đặt vòng tránh thai trong tử cung.
7.jpg

Yue Qian - phó giáo sư xã hội học Trung Quốc tại tại Đại học British Columbia, cho biết: “Điều này phản ánh truyền thống gia trưởng của người Trung Quốc. Nam giới không bao giờ là trung tâm trong các vấn đề về hôn nhân, gia đình, sinh đẻ hay cả tránh thai".

Về phần cô Zhao Zihuan, sau khi chính sách 3 con được công bố, vợ chồng Zhao càng cảm thấy họ càng phải thực hiện việc thắt ống dẫn tinh nhanh hơn. Bởi cô lo ngại chính phủ sẽ đưa ra những hạn chế hơn nữa với việc phá thai hoặc tiếp cận các biện pháp tránh thai. Cuối cùng, vợ chồng cô cũng đã có thể thực hiện phẫu thuật ở một bệnh viện công nhỏ bên ngoài thành phố Tế Nam. Ngay cả khi đã lên bàn mổ, bác sĩ vẫn cố gắng khuyên chồng cô suy nghĩ lại. “Tôi đã liên tục nhấn mạnh chính bản thân mình muốn thực hiện. Dù sao cuối cùng thì chính chúng tôi, không phải chính phủ, nuôi dạy một đứa trẻ.”

Theo Washingtonpost
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên