Theo các nhà nghiên cứu của Sách đỏ IUCN thì có đến 16% loài chuồn chuồn trên thế giới đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vì thiếu đi môi trường sống - là những vùng đầm lầy, hồ nước,… và tình trạng này đang là một dấu hiệu cảnh báo rất đáng được quan tâm.
Tính từ năm 1970 cho đến 2015 thì thế giới đã mất đi 35% các vùng đầm lầy, hồ nước, nơi sinh sống chủ yếu của chuồn chuồn do biến đổi khí hậu. Ngoài ra những nơi này cũng thường được con người “lấy đi” để phục vụ cho mục đích sản xuất, đất nông sản, xây dựng công trình, vân vân.
Trước đó, loài chuồn chuồn kim (Nehalennia speciosa) cũng đã biến mất hoàn toàn ở khu vực Bỉ, cũng như có nguy cơ tuyệt chủng ở các nước như Pháp, Đức.
Theo Craig Hilton-Taylor từ Sách đỏ IUCN, một vài môi trường đầm lầy cũng đang được khôi phục lại, tạo ra hệ sính thái cho loài chuồn chuồn nói riêng hay các loài sinh vật khác nói chung. Chúng ta cũng cần nhìn nhận lợi ích của chuồn chuồn - vốn dĩ là loài côn trùng không hề gây hại mà còn có ích nữa, ngoài ra cần gửi gắm thêm thông điệp cho thế giới biết rằng chuồn chuồn đang gặp nguy cơ tuyệt chủng, từ đó chúng ta có thể có giải pháp để bảo toàn loài động vật này.
Chuồn chuồn không gây hại đến con người hay môi trường sống xung quanh, chúng thường ăn các loài côn trùng nhỏ khác, dự báo về bão lũ,…