Trần tình của kẻ đầu cơ máy chơi game: "PS5 và Xbox không phải nhu yếu phẩm, nó là xa xỉ phẩm"

tientran156
Bình luận: 0Lượt xem: 447

tientran156

Moderator
Nhân viên
1.jpg


Hai cỗ máy console thế hệ mới, PS5 và Xbox Series X đã ra mắt được hơn một năm, nhưng sự gián đoạn của chuỗi cung ứng chip và gián đoạn thị trường bán lẻ do đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều người dù có tiền nhưng đến tận thời điểm này vẫn chưa sắm được cỗ máy họ yêu mến. Đã vậy mọi chuyện còn tồi tệ hơn khi có sự hiện diện của những kẻ đầu cơ dùng bot quét các trang TMĐT để mua máy số lượng lớn với giá gốc, rồi bán lại kiếm lời.

Lấy ví dụ ở Anh Quốc, một nhóm đầu cơ nổi tiếng có tên Aftermarket Arbitrage. Như đề cập ở trên, mỗi cá nhân tham gia nhóm này đóng khoản phí 30 Bảng Anh mỗi tháng để sử dụng bot để theo dõi, quét kho hàng của các trang web thương mại điện tử, rồi thông báo cho họ biết nơi nào có hàng để ấn nút đặt mua. Thậm chí với các nhóm khác, bot còn có khả năng tự bỏ hàng vào giỏ, ấn thanh toán và nhập thông tin thẻ hay giải pháp thanh toán tương ứng, con người không phải làm gì cả.

Ở quy mô quốc gia, nghị viện Anh, trong số đó có nghị sĩ Douglas Chapman đang kêu gọi soạn thảo dự luật cấm sử dụng bot để gom hàng trực tuyến phục vụ mục đích đầu cơ, và hiện tại đang nhận được sự ủng hộ của nhiều nghị sĩ khác ở Hạ Viện Anh. Tuần trước, nghị sĩ Chapman gửi thư cho bộ trưởng văn hóa, thể thao, truyền thông và kỹ thuật số, xin chính phủ nước này cân nhắc việc cấm sử dụng bot mua hàng sỉ tự động để bán lại trên thị trường tự do.

Người phát ngôn chính phủ Anh cho biết họ đang thảo luận với các liên đoàn thương mại để đảm bảo người tiêu dùng được bảo vệ khỏi hành vi đầu cơ kỹ thuật số như thế này, cho dù mặt hàng đó là nhu yếu phẩm, vé hòa nhạc, card đồ họa hay máy chơi game.
2.jpg


Quay trở lại với Aftermarket Arbitrage. Người thành lập nhóm đầu cơ này là Jack Bayliss, một thanh niên 24 tuổi. Anh này ước tính trong số 1.500 người đầu cơ đăng ký sử dụng dịch vụ bot của Aftermarket Arbitrage, có đến 95% chỉ dùng bot để biết chỗ nào có hàng, còn lại họ đều tự mình đặt mua những món hàng hot, từ PS5 cho đến Air Jordan và adidas Yeezy, không dùng bot. Để quảng bá dịch vụ bot theo dõi tình trạng hàng hóa, trang Instagram của Aftermarket Arbitrage đăng những tấm ảnh với căn phòng đặt kín những thùng máy PS5 và Xbox Series X, xếp từ sàn kín lên tận trần nhà.

Nhóm này khởi đầu với việc gom những đôi giày hot trong giới trẻ: "Chúng tôi đơn giản là linh hoạt theo tình hình giữa lúc chuỗi cung ứng, cán cân cung và cầu chênh lệch lớn mà thôi. Rồi sau đó chúng tôi kiếm lời từ sự linh hoạt đó. Nếu bạn nhìn vào thị trường chứng khoán, thời điểm bạn nhận ra cơ hội từ chênh lệch giá, khi một tài sản có giá thấp hơn so với ước tính, những trader sẽ nhảy vào để kiếm lời. Đó chính xác là những gì chúng tôi đang làm. Nhìn vào từng bước trong chuỗi cung ứng, cứ mỗi bước lại có một người tăng giá sản phẩm đầu ra. Tư bản là thế, mặt hàng ngoài thị trường không bao giờ được bán với giá trị sản xuất của nó."

3.jpg


Khi được hỏi về vấn đề đạo đức, Bayliss cho rằng cũng từng nghĩ đến những gia đình phải bỏ thêm tiền chỉ để chiều lòng con cái họ với cỗ máy chơi game mới, và cũng nghĩ đến giá trị đạo đức trong việc kinh doanh của những kẻ đầu cơ:

"Nhưng rồi phải nhìn vào khía cạnh khác của vấn đề, thứ mà truyền thông mà số đông căm ghét chúng tôi không nhận ra. Đối với tôi, sở hữu một chiếc PS5 hay Xbox không phải là thiết yếu, mà là đó là xa xỉ phẩm. Nếu bạn chấp nhận bỏ ra 450 Bảng để mua một món đồ xa xỉ, thì bỏ thêm 100 nữa cũng là điều không quá khó khăn, nếu như trong tay bạn đã có khoản tiền sẵn sàng bỏ ra cho một thứ không phải thiết yếu như thực phẩm hay tiền thuê nhà.

Đúng, nhiều gia đình sẽ phải bỏ thêm 100 Bảng, nhưng thứ bạn không nghĩ đến là những thành viên của chúng tôi, họ có 30 chiếc máy, mỗi chiếc lời 100 Bảng. Thế là chỉ trong vài ngày họ kiếm được khoản tiền bằng mức lương làm việc cả tháng trời."
4.jpg

Những người đăng ký sử dụng dịch vụ của Aftermarket Arbitrage phần đông đều rất trẻ, theo Bayliss: “Họ đang đóng vai những nhà khởi nghiệp, và họ đang làm thứ mà 90% số đông biết nhưng không thèm làm.” Anh này nói rằng những thành viên lớn tuổi của nhóm, nhờ đầu cơ, đã bỏ việc và trả được nợ chỉ bằng việc gom máy chơi game bán lại kiếm lời.

“Họ bỏ nhiều thời gian hơn cho gia đình, cho đám trẻ. Chúng tôi đã có những người sửa được nhà, mua đồ chơi cho đám nhỏ, mua xe mới cho vợ, hay cho chính bản thân mình. Có một thành viên nợ 20 nghìn vì đánh bạc và chúng tôi cho anh ta gia nhập. Giờ cũng được một năm rồi. Giờ anh ta bỏ hẳn đánh bạc và theo tôi anh ta cũng kiếm được một khoản kếch sù.”

Nhưng dù có trần tình thế nào, thì hành vi này cũng đang bị đặt vào tầm ngắm của các nhà lập pháp. Không phải tự nhiên quốc gia nào cũng có luật cấm đầu cơ tích trữ hàng hóa, nhưng hầu hết đều là những bộ luật liên quan tới ngành hàng thiết yếu để đối phó với những sự cố trong tương lai. Còn với nghị sĩ Chapman của hạ viện Anh Quốc, ông cho rằng:

“Chốt lại vấn đề là chúng ta đang có sự bất bình đẳng giữa cộng đồng người tiêu dùng, và điều đó có thể tác động tới các doanh nghiệp. Đây là tình trạng khi người mua hàng bị đối xử tệ, và phải trả khoản chênh lệch để sở hữu hàng hóa, những món hàng sau đó không được bảo hành hoặc đổi trả vì lỗi.”
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên