Hầu hết các công ty khi đưa sản phẩm ra thị trường sẽ đối diện với hai vấn đề: Hoặc là là làm sao để người tiêu dùng cho rằng sản phẩm của họ là tốt, hoặc là làm sao để người tiêu dùng biết rằng họ có làm ra sản phẩm đó. Ở những thị trường hoặc ngành hàng có quá nhiều sản phẩm và sự cạnh tranh, đôi khi chỉ cần người tiêu dùng biết rằng họ có làm ra sản phẩm đã là một sự thành công.
Theo một nghiên cứu của khoa Kinh doanh đại học Stanford, nhiều trường hợp là càng gây tai tiếng thì lại càng bán được hàng, nhất là với các công ty có thương hiệu nhỏ.
Một ví dụ lấy ra từ nghiên cứu trên:
Họ xem thử trong 240 đầu sách được đánh giá bởi The New York Times, thì đối với các tác giả đã có tên tuổi, các đánh giá tốt có thể giúp tăng doanh số từ 32% đến 52%. Cũng với các tác giả có tên tuổi này, các đánh giá xấu dẫn đến giảm sút 15% doanh số.
Tuy nhiên, với các tác giả chưa tên tuổi, ít ai biết đến, thì các đánh giá xấu lại giúp tăng doanh số đến 45%. Sau khi tìm hiểu kỹ hơn, họ thấy rằng cho dù bị đánh giá xấu thì các tác phẩm này cũng giúp dư luận biết đến nó nhiều hơn, qua đó giúp bán được nhiều hàng hơn. Đặt trường hợp thay vì không có đánh giá xấu, không có ai quan tâm thì chắc chắn doanh thu sẽ không được tăng như vậy.
Hơn nữa, theo thời gian, các “đánh giá xấu” về sản phẩm có thể sẽ phai mờ theo thời gian, từ “nổi tiếng trên mạng” trở thành nổi tiếng, nhiều người biết đến.
Trong một nghiên cứu khác, đối với sản phẩm của các thương hiệu lớn, người tiêu dùng bị các “đánh giá xấu” hoặc “tai tiếng” làm hoãn kế hoạch mua sắm nhiều hơn là với sản phẩm của các thương hiệu nhỏ.
Điều này có thể giải thích rằng có thể người dùng sẽ dần dần quên đi tai tiếng của sản phẩm, nhưng tên thương hiệu thì vẫn còn nằm trong đầu của người dùng.
Nghiên cứu này cho rằng với các công ty nhỏ, việc “có tai tiếng” hoặc “tự gây ra tai tiếng” là có lợi với họ hơn là hoàn toàn không có tin tức gì cả về các sản phẩm họ làm ra. Đôi khi các công ty này còn cổ xúy hoặc đẩy mạnh các tai tiếng này vì về lâu dài nó có lợi cho họ.
Tuy nhiên việc dùng tai tiếng để bán hàng không phải là không có cái hại. Có thể kể đến việc quy đồng thương hiệu A là tai tiếng, thương hiệu B là nổ trong lòng người tiêu dùng. Các tai tiếng liên quan đến thương hiệu gây hậu quả lâu dài như thế nào thì tác giả nghiên cứu bảo là sẽ cung cấp sau.