nhahuynh24
Moderator
Không phải lúc nào kẻ bắt cóc cũng có bộ mặt đáng sợ, thủ phạm đôi khi có thể là người quen.
Dưới đây là một số gợi ý cho bố mẹ khi những thủ đoạn bắt cóc trẻ con ngày càng tinh vi và khó lường.
Nguy hiểm không phải lúc nào cũng đến từ người lạ
Trẻ con khó phân biệt ai là người lạ và ai có thể khiến chúng tin tưởng. Trong các bộ phim, kẻ bắt cóc thường xuất hiện với vẻ ngoài dễ sợ, tuy nhiên trong đời thực có thể kẻ đó lại thân thiện, dễ gần. Cha mẹ thường dặn con không tiếp xúc với người lạ nhưng nhiều đứa trẻ lại bị bắt cóc bởi những người quen biết.
Liệt kê những người có thể tin tưởng
Lập danh sách người mà bạn có thể tin tưởng - những người có thể đón trẻ từ trường về nhà và ngược lại. Đó có thể là người thân, hàng xóm hoặc người trông trẻ. Bố mẹ nhớ dặn kỹ con không nói chuyện với người lạ, trừ những người thuộc danh sách này. Để chắc chắn hơn, nên tạo mật mã bí mật chỉ con con, cha mẹ và "người tin tưởng" biết.
Tạo mật mã chỉ có con, bố mẹ và người được tin tưởng biết là cách giúp trẻ tránh gặp phải người xấu. Ảnh: brightside.me
Chạy ngược chiều xe truy đuổi
Nếu bị ai lái xe đuổi theo sau, cha mẹ nên dạy trẻ biết cách bỏ chạy theo hướng ngược lại. Bằng cách đó, xe sẽ phải quay đầu và con có nhiều thời gian hơn để trốn thoát.
Tìm kiếm sự giúp đỡ từ cảnh sát hoặc người mẹ có con nhỏ
Nếu con bạn bị lạc mà tại vị trí đó không có người thuộc danh sách đáng tin tưởng, hãy bảo trẻ tìm đến cảnh sát hoặc những người mẹ có con nhỏ nhờ sự giúp đỡ.
Phát tín hiệu bản thân đang gặp nguy hiểm
Trẻ em thường la hét và ăn vạ mỗi khi tức giận, bởi vậy khi gặp nguy hiểm, chỉ la hét không, chưa chắc người khác biết bé đang gặp nguy hiểm. Cha mẹ cần dạy thêm con hét những câu cầu cứu như: "Cô ra đi, con không quen biết cô" hoặc "Bố mẹ ơi cứu con với" khi bị kẻ xấu bắt đi.
Gây chú ý với hành động phá hoại
Nếu la hét không có tác dụng, bố mẹ cần dạy con có thể phá hư đồ vật trong quá trình bị kẻ xấu lôi đi. Ví dụ con có thể đập vỡ mọi thứ trên kệ nếu kẻ bắt cóc đang trong một cửa hàng hoặc dùng đá đập vỡ cửa kính ô tô.
Tạo sự chú ý cho người khác khi bị bắt cóc cũng là cách bố mẹ nên dạy con. Ảnh: brightside.me
Dạy con nói "Không'
Trẻ cần được dạy cách nói "không" với người lớn nếu đó không phải cha mẹ hoặc người thuộc danh sách đáng tin tưởng. Trong các buổi nói chuyện, cha mẹ có thể tạo ra các tình huống giả định xem trẻ phản ứng thế nào khi có người lạ lại gần bắt chuyện, cho kẹo hoặc yêu cầu giúp đỡ.
Tìm hiểu những người con nói chuyện qua mạng
Việc trẻ thường xuyên sử dụng những trò chơi hay trò chuyện trên mạng cần được cha mẹ nắm rõ. Hãy phân tích để trẻ hiểu các mối nguy hiểm rình rập trên không gian ảo để cẩn thận hơn khi giao tiếp với người lạ. Tốt nhất nên đảm bảo những người con gặp trên mạng là những người mình quen biết bên ngoài đời thực chứ không phải mạo danh.
Dưới đây là một số gợi ý cho bố mẹ khi những thủ đoạn bắt cóc trẻ con ngày càng tinh vi và khó lường.
Nguy hiểm không phải lúc nào cũng đến từ người lạ
Trẻ con khó phân biệt ai là người lạ và ai có thể khiến chúng tin tưởng. Trong các bộ phim, kẻ bắt cóc thường xuất hiện với vẻ ngoài dễ sợ, tuy nhiên trong đời thực có thể kẻ đó lại thân thiện, dễ gần. Cha mẹ thường dặn con không tiếp xúc với người lạ nhưng nhiều đứa trẻ lại bị bắt cóc bởi những người quen biết.
Liệt kê những người có thể tin tưởng
Lập danh sách người mà bạn có thể tin tưởng - những người có thể đón trẻ từ trường về nhà và ngược lại. Đó có thể là người thân, hàng xóm hoặc người trông trẻ. Bố mẹ nhớ dặn kỹ con không nói chuyện với người lạ, trừ những người thuộc danh sách này. Để chắc chắn hơn, nên tạo mật mã bí mật chỉ con con, cha mẹ và "người tin tưởng" biết.
Tạo mật mã chỉ có con, bố mẹ và người được tin tưởng biết là cách giúp trẻ tránh gặp phải người xấu. Ảnh: brightside.me
Chạy ngược chiều xe truy đuổi
Nếu bị ai lái xe đuổi theo sau, cha mẹ nên dạy trẻ biết cách bỏ chạy theo hướng ngược lại. Bằng cách đó, xe sẽ phải quay đầu và con có nhiều thời gian hơn để trốn thoát.
Tìm kiếm sự giúp đỡ từ cảnh sát hoặc người mẹ có con nhỏ
Nếu con bạn bị lạc mà tại vị trí đó không có người thuộc danh sách đáng tin tưởng, hãy bảo trẻ tìm đến cảnh sát hoặc những người mẹ có con nhỏ nhờ sự giúp đỡ.
Phát tín hiệu bản thân đang gặp nguy hiểm
Trẻ em thường la hét và ăn vạ mỗi khi tức giận, bởi vậy khi gặp nguy hiểm, chỉ la hét không, chưa chắc người khác biết bé đang gặp nguy hiểm. Cha mẹ cần dạy thêm con hét những câu cầu cứu như: "Cô ra đi, con không quen biết cô" hoặc "Bố mẹ ơi cứu con với" khi bị kẻ xấu bắt đi.
Gây chú ý với hành động phá hoại
Nếu la hét không có tác dụng, bố mẹ cần dạy con có thể phá hư đồ vật trong quá trình bị kẻ xấu lôi đi. Ví dụ con có thể đập vỡ mọi thứ trên kệ nếu kẻ bắt cóc đang trong một cửa hàng hoặc dùng đá đập vỡ cửa kính ô tô.
Tạo sự chú ý cho người khác khi bị bắt cóc cũng là cách bố mẹ nên dạy con. Ảnh: brightside.me
Dạy con nói "Không'
Trẻ cần được dạy cách nói "không" với người lớn nếu đó không phải cha mẹ hoặc người thuộc danh sách đáng tin tưởng. Trong các buổi nói chuyện, cha mẹ có thể tạo ra các tình huống giả định xem trẻ phản ứng thế nào khi có người lạ lại gần bắt chuyện, cho kẹo hoặc yêu cầu giúp đỡ.
Tìm hiểu những người con nói chuyện qua mạng
Việc trẻ thường xuyên sử dụng những trò chơi hay trò chuyện trên mạng cần được cha mẹ nắm rõ. Hãy phân tích để trẻ hiểu các mối nguy hiểm rình rập trên không gian ảo để cẩn thận hơn khi giao tiếp với người lạ. Tốt nhất nên đảm bảo những người con gặp trên mạng là những người mình quen biết bên ngoài đời thực chứ không phải mạo danh.
Theo: VNEXPRESS.NET