nhahuynh24
Moderator
ĐỒNG THÁP-Thanh Dư, kỹ sư điện tử viễn thông, Thanh Mi, kỹ sư công nghệ thực phẩm, song đam mê với đồng ruộng họ đã sang tận Israel học cách người Do Thái làm nông nghiệp.
Chiều xuống, Thanh Dư nhảy ùm xuống ao bơi một vòng. Hoàng hôn vàng rực bao trùm khu vườn đang đâm lộc non. Thời khắc này như một món quà dành cho đôi vợ chồng trẻ sau một ngày làm việc trên nông trại của họ ở xã Mỹ Ngãi, TP Cao Lãnh.
Vợ chồng Thanh Mi và Thanh Dư tại nông trại của họ những ngày đầu năm 2020. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Hai năm trước, chàng trai Huỳnh Thanh Dư vừa tốt nghiệp kỹ sư điện tử - viễn thông của Đại học Bách Khoa TP. HCM đã cất tấm bằng để đăng ký đi thực tập sinh nông nghiệp ở Israel. Quyết định này của Dư khiến không ít bạn bè và người quen ngạc nhiên. "Mình sinh ra ở Đồng Tháp, từ nhỏ đã quen với những mùa nước lụt và cuộc sống bên ruộng vườn với ông bà nội, nên dù được khuyên phải học thật giỏi để 'thoát cái nghèo', trong thâm tâm mình vẫn muốn làm việc với cây cỏ, đất, nước", chàng trai giải thích, "Mình muốn đến Israel vì quốc gia này nổi tiếng với nền nông nghiệp dù điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt".
Cuối tháng 7/2018, Thanh Dư hạ cánh xuống sân bay Ben Gurion. Chiếc xe bus bon bon qua những cung đường ngoằn ngoèo, bốn bề chỉ có núi đá, đồi cát trập trùng. Khi chiếc xe rẽ vào làng moshav (tên gọi làng nông nghiệp ở Israel) ở thung lũng Arava, chàng trai ngạc nhiên vì cây cối xanh tươi, hoa cỏ khắp nơi, dù đây là vùng đất thuộc sa mạc Negev, là thung lũng thấp nhất thế giới, nơi có Biển Chết.
Trong suốt một năm ở Israel, có hai thứ Dư ấn tượng nhất là sa mạc và con người. 70% diện tích là sa mạc nhưng người dân nơi đây biến "sỏi đá thành vàng mười", nhờ 95% là khoa học - kĩ thuật, chỉ 5% là sức lao động. Con người Israel thông minh, làm việc cần mẫn. Con ông chủ của cậu mới 14 tuổi nhưng cứ ngày nghỉ là ra đồng, làm việc tuy chậm nhưng bền bỉ từ sáng đến tối muộn.
Hơn hết, Dư học được về "sự cho đi". Ở Israel, người ta truyền tai nhau về câu chuyện "hai cái hồ": Biển Chết và Biển hồ Galilee. Cùng nhận nước từ dòng sông Jordan, Biển hồ Galilee có cây cối xanh tươi, cá chim rất nhiều, nó còn chảy ra nhiều nhánh sông nhỏ, cung cấp nước ngọt cho người dân. Còn Biển Chết không có bất kỳ sinh vật sinh sống vì vốn chỉ nhận nước từ sông Jordan mà không chảy đi đâu. Từ đó, chàng trai 25 tuổi ấp ủ về mô hình nông nghiệp bền vững sau khi về nước.
Cũng tại đất nước Do Thái, Thanh Dư quen với Thanh Mi, cô bạn tốt nghiệp kỹ sư công nghệ thực phẩm cùng đại học nhưng trước đó chưa hề biết nhau. Lúc đầu họ như những người bạn xa quê, gặp gỡ nhau ở vùng đất mới. Nhưng hợp nhau, họ thường xuyên chia sẻ về những chuyến đi, kiến thức và về khao khát thực hiện một điều gì đó về nông nghiệp khi trở về Việt Nam.
Dư làm trong nông trại rau quả ở miền nam Israel, còn Mi làm trong nông trại hoa miền Bắc. Thời gian ở đây, họ cảm mến nhau nhưng không nói ra. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Một năm trong lò luyện cũng kết thúc, hai "chiến binh" trở về nước và gặp lại nhau. Đến lúc này họ mới chính thức yêu. Đôi trẻ cùng nhau đi trải nghiệm cách làm nông ở một số nông trại và tham gia nhiều khóa học trước khi quyết định mở một nông trại dược liệu, cuối năm 2019.
"Em vốn có thói quen sử dụng thảo mộc để chăm sóc sức khỏe. Cùng với đó là xu hướng dùng thảo mộc làm thực phẩm, chăm sóc sức khỏe đang ngày càng phổ biến. Hơn nữa dược liệu được xem như 'vàng xanh' của Việt Nam. Đã có nhiều nông trại rau củ quả rồi, làm dược liệu là con đường có phần khác biệt", Thanh Mi, cô gái Phú Yên, giải thích lý do đi theo mô hình này.
Hai người kết hôn và chọn Đồng Tháp, quê nhà của Dư để gây dựng nông trại. Họ dùng số vốn tích cóp được, thuê một mảnh ruộng 6.000 m2, cách TP Cao Lãnh 7 km. Đầu tiên, họ thuê máy xúc đào ao 2.000 m2, lấy đất bồi vườn. Giữa tháng Giêng mà nắng như đổ lửa, cả cánh đồng đất sét cứng như đá, máy xới cũng bó tay. Người dân địa phương lắc đầu ngán ngẩm vì cho rằng kế hoạch của cặp vợ chồng trẻ quá viển vông. Bố mẹ hai bên thì than: "Làm kỹ sư không muốn lại đi bán mặt cho đất". Ngay đến cả người bạn từng đi tu nghiệp ở Israel cũng nói: "Không thể làm được đâu".
Nhưng với Dư và Mi, thứ họ mang về không phải là nông nghiệp công nghệ cao hay cách vận hành một nông trại, mà chính là tinh thần đã được tôi luyện. "Chúng tôi cứ bình thản đối mặt, tin chắc mảnh đất này rồi cũng sẽ nở hoa như sa mạc vậy", Thanh Dư nói.
Những ngày đó, đôi vợ chồng trẻ dùng cuốc vỡ từng cục đất khô cứng, làm đến đâu họ bón phân, trồng cây tới đấy. Chỉ sau vài ngày ngoảnh đi ngoảnh lại, atiso đỏ, đậu biếc, sả, một số giống hoa... đã đâm chồi.
Ban đầu vườn chỉ bón phân bò, sau đó họ quyết định ủ phân vi sinh, tốt cho đất cho cây hơn, lại tận dụng được nguồn thân, lá cây chuối sẵn có. Về sau, mọi loại thân cây, rau, cỏ... đều được đem đi ủ, nhờ đó chủ động được nguồn phân cho vườn. "Hồi đi tu nghiệp, ông chủ mình luôn nhắc mọi người: 'Hãy sử dụng cái đầu để làm việc'. Có lần vì muốn giảm chi phí 2.000 USD mỗi năm, ông ấy đã thử nhiều loại đất khác nhau, dù đất đang dùng rất tốt", Mi cho hay. Tinh thần luôn cải tiến công việc, tiết kiệm hết sức, được họ áp dụng vào mọi khâu.
Tuy nhiên, thành công không đến một cách dễ dàng như họ tưởng. Vụ đầu tiên, hai vợ chồng dùng 2.000 m2 để trồng đậu đen xanh lòng, đặt mục tiêu sau 3 tháng phải có sản phẩm bán để có tiền trang trải. Cần mẫn băm chuối ủ phân vi sinh, sáng sớm đã dậy vặt ngọn đậu, chiều nào cũng kéo nước tưới. Sau 3 tháng, đậu trồng trái vụ, lượng phân không đủ nên hạt nhỏ, sâu, chỉ lọc được một ít để dùng. "Lúc đó hai đứa rất buồn. Nhưng vẫn động viên nhau rằng mục đích hướng đến là trồng dược liệu, nên trồng đậu chỉ để cải tạo đất", Dư chia sẻ.
Nông trại thời đểm tháng 3 và tháng 6/2020. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Sau 4 tháng chỉ có hai vợ chồng canh tác, họ tuyển tình nguyện viên. Những bạn trẻ đến từ nhiều miền Việt Nam đã tới đây học làm nông, giao tiếp bằng tiếng Anh. Điều vợ chồng Dư truyền tải đến thực tập sinh rất đơn giản, đó là trả lại ý nghĩa đúng của nông nghiệp. "Tương lai của nông nghiệp Việt Nam chính là con người. Một khi người nông dân có tri thức hơn thì nền nông nghiệp sẽ có cơ hội thay đổi", Thanh Dư quan niệm.
Các tình nguyện viên cũng góp phần phủ xanh vườn nhanh hơn. Tới tháng 8, trang trại đã cho nguồn thu từ các sản phẩm như siro, trà atiso đỏ, đậu biếc, bạc hà... Học được tư duy sản xuất gắn liền với kinh doanh, nên vợ chồng Dư cùng các tình nguyện viên nhúng tay vào tất cả các khâu, chuẩn bị đất, nước, trồng cây, đến sản phẩm, thị trường. Bằng kiến thức và những trải nghiệm từ Israel, quá trình nghiên cứu sản phẩm và bán ra thị trường khá suôn sẻ. Hiện họ đang làm giấy chứng nhận để có thể lên kệ siêu thị sản phẩm của mình. "Một phần thành công là nhờ sản phẩm thảo mộc thiên nhiên đang là xu hướng", ông chủ trẻ nói.
Phan Văn Hùng, 25 tuổi, ở Đắk Lắk, từng đi tu nghiệp tại Israel cùng thời điểm với Dư chia sẻ, khi về nước cậu đã đi trải nghiệm thêm ở nhiều nông trại khác nhau. Tuy nhiên càng đi cậu càng hoang mang do cách làm của các nông trại không hoàn toàn như những gì cậu học được. "Chính lúc đó Dư đã kéo tôi trở lại với ước mơ làm nông nghiệp nguyên bản", Hùng chia sẻ. Hiện công việc chính của Hùng là chăm sóc cây trong trang trại.
Chỉ sau 10 tháng, mảnh đất sét cứng như đá một năm trước giờ đã được bao phủ hoàn toàn bởi màu xanh của hơn 20 loại dược liệu. Các sản phẩm bước đầu đã cho thu nhập đủ trang trải và cung cấp kinh phí cho việc nghiên cứu sản phẩm mới. Vợ chồng Dư xem đây là một thành công. Tương lai, họ hướng tới trở thành một nông trại trung tâm, liên kết với những nông hộ vệ tinh, hình thành một hệ sinh thái nông trại dược liệu, gắn cây dược liệu với sự phát triển cộng đồng. Đôi trẻ cũng ước mơ một ngày không xa sẽ mang sản phẩm của mình ra nước ngoài.
"Niềm vui lớn nhất hiện giờ là đọc phản hồi của khách hàng về sản phẩm, họ thấy khoẻ hơn, ngủ ngon hơn, giàu năng lượng", đôi vợ chồng nói.
Chiều xuống, Thanh Dư nhảy ùm xuống ao bơi một vòng. Hoàng hôn vàng rực bao trùm khu vườn đang đâm lộc non. Thời khắc này như một món quà dành cho đôi vợ chồng trẻ sau một ngày làm việc trên nông trại của họ ở xã Mỹ Ngãi, TP Cao Lãnh.
Vợ chồng Thanh Mi và Thanh Dư tại nông trại của họ những ngày đầu năm 2020. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Hai năm trước, chàng trai Huỳnh Thanh Dư vừa tốt nghiệp kỹ sư điện tử - viễn thông của Đại học Bách Khoa TP. HCM đã cất tấm bằng để đăng ký đi thực tập sinh nông nghiệp ở Israel. Quyết định này của Dư khiến không ít bạn bè và người quen ngạc nhiên. "Mình sinh ra ở Đồng Tháp, từ nhỏ đã quen với những mùa nước lụt và cuộc sống bên ruộng vườn với ông bà nội, nên dù được khuyên phải học thật giỏi để 'thoát cái nghèo', trong thâm tâm mình vẫn muốn làm việc với cây cỏ, đất, nước", chàng trai giải thích, "Mình muốn đến Israel vì quốc gia này nổi tiếng với nền nông nghiệp dù điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt".
Cuối tháng 7/2018, Thanh Dư hạ cánh xuống sân bay Ben Gurion. Chiếc xe bus bon bon qua những cung đường ngoằn ngoèo, bốn bề chỉ có núi đá, đồi cát trập trùng. Khi chiếc xe rẽ vào làng moshav (tên gọi làng nông nghiệp ở Israel) ở thung lũng Arava, chàng trai ngạc nhiên vì cây cối xanh tươi, hoa cỏ khắp nơi, dù đây là vùng đất thuộc sa mạc Negev, là thung lũng thấp nhất thế giới, nơi có Biển Chết.
Trong suốt một năm ở Israel, có hai thứ Dư ấn tượng nhất là sa mạc và con người. 70% diện tích là sa mạc nhưng người dân nơi đây biến "sỏi đá thành vàng mười", nhờ 95% là khoa học - kĩ thuật, chỉ 5% là sức lao động. Con người Israel thông minh, làm việc cần mẫn. Con ông chủ của cậu mới 14 tuổi nhưng cứ ngày nghỉ là ra đồng, làm việc tuy chậm nhưng bền bỉ từ sáng đến tối muộn.
Hơn hết, Dư học được về "sự cho đi". Ở Israel, người ta truyền tai nhau về câu chuyện "hai cái hồ": Biển Chết và Biển hồ Galilee. Cùng nhận nước từ dòng sông Jordan, Biển hồ Galilee có cây cối xanh tươi, cá chim rất nhiều, nó còn chảy ra nhiều nhánh sông nhỏ, cung cấp nước ngọt cho người dân. Còn Biển Chết không có bất kỳ sinh vật sinh sống vì vốn chỉ nhận nước từ sông Jordan mà không chảy đi đâu. Từ đó, chàng trai 25 tuổi ấp ủ về mô hình nông nghiệp bền vững sau khi về nước.
Cũng tại đất nước Do Thái, Thanh Dư quen với Thanh Mi, cô bạn tốt nghiệp kỹ sư công nghệ thực phẩm cùng đại học nhưng trước đó chưa hề biết nhau. Lúc đầu họ như những người bạn xa quê, gặp gỡ nhau ở vùng đất mới. Nhưng hợp nhau, họ thường xuyên chia sẻ về những chuyến đi, kiến thức và về khao khát thực hiện một điều gì đó về nông nghiệp khi trở về Việt Nam.
Dư làm trong nông trại rau quả ở miền nam Israel, còn Mi làm trong nông trại hoa miền Bắc. Thời gian ở đây, họ cảm mến nhau nhưng không nói ra. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Một năm trong lò luyện cũng kết thúc, hai "chiến binh" trở về nước và gặp lại nhau. Đến lúc này họ mới chính thức yêu. Đôi trẻ cùng nhau đi trải nghiệm cách làm nông ở một số nông trại và tham gia nhiều khóa học trước khi quyết định mở một nông trại dược liệu, cuối năm 2019.
"Em vốn có thói quen sử dụng thảo mộc để chăm sóc sức khỏe. Cùng với đó là xu hướng dùng thảo mộc làm thực phẩm, chăm sóc sức khỏe đang ngày càng phổ biến. Hơn nữa dược liệu được xem như 'vàng xanh' của Việt Nam. Đã có nhiều nông trại rau củ quả rồi, làm dược liệu là con đường có phần khác biệt", Thanh Mi, cô gái Phú Yên, giải thích lý do đi theo mô hình này.
Hai người kết hôn và chọn Đồng Tháp, quê nhà của Dư để gây dựng nông trại. Họ dùng số vốn tích cóp được, thuê một mảnh ruộng 6.000 m2, cách TP Cao Lãnh 7 km. Đầu tiên, họ thuê máy xúc đào ao 2.000 m2, lấy đất bồi vườn. Giữa tháng Giêng mà nắng như đổ lửa, cả cánh đồng đất sét cứng như đá, máy xới cũng bó tay. Người dân địa phương lắc đầu ngán ngẩm vì cho rằng kế hoạch của cặp vợ chồng trẻ quá viển vông. Bố mẹ hai bên thì than: "Làm kỹ sư không muốn lại đi bán mặt cho đất". Ngay đến cả người bạn từng đi tu nghiệp ở Israel cũng nói: "Không thể làm được đâu".
Nhưng với Dư và Mi, thứ họ mang về không phải là nông nghiệp công nghệ cao hay cách vận hành một nông trại, mà chính là tinh thần đã được tôi luyện. "Chúng tôi cứ bình thản đối mặt, tin chắc mảnh đất này rồi cũng sẽ nở hoa như sa mạc vậy", Thanh Dư nói.
Những ngày đó, đôi vợ chồng trẻ dùng cuốc vỡ từng cục đất khô cứng, làm đến đâu họ bón phân, trồng cây tới đấy. Chỉ sau vài ngày ngoảnh đi ngoảnh lại, atiso đỏ, đậu biếc, sả, một số giống hoa... đã đâm chồi.
Ban đầu vườn chỉ bón phân bò, sau đó họ quyết định ủ phân vi sinh, tốt cho đất cho cây hơn, lại tận dụng được nguồn thân, lá cây chuối sẵn có. Về sau, mọi loại thân cây, rau, cỏ... đều được đem đi ủ, nhờ đó chủ động được nguồn phân cho vườn. "Hồi đi tu nghiệp, ông chủ mình luôn nhắc mọi người: 'Hãy sử dụng cái đầu để làm việc'. Có lần vì muốn giảm chi phí 2.000 USD mỗi năm, ông ấy đã thử nhiều loại đất khác nhau, dù đất đang dùng rất tốt", Mi cho hay. Tinh thần luôn cải tiến công việc, tiết kiệm hết sức, được họ áp dụng vào mọi khâu.
Tuy nhiên, thành công không đến một cách dễ dàng như họ tưởng. Vụ đầu tiên, hai vợ chồng dùng 2.000 m2 để trồng đậu đen xanh lòng, đặt mục tiêu sau 3 tháng phải có sản phẩm bán để có tiền trang trải. Cần mẫn băm chuối ủ phân vi sinh, sáng sớm đã dậy vặt ngọn đậu, chiều nào cũng kéo nước tưới. Sau 3 tháng, đậu trồng trái vụ, lượng phân không đủ nên hạt nhỏ, sâu, chỉ lọc được một ít để dùng. "Lúc đó hai đứa rất buồn. Nhưng vẫn động viên nhau rằng mục đích hướng đến là trồng dược liệu, nên trồng đậu chỉ để cải tạo đất", Dư chia sẻ.
Nông trại thời đểm tháng 3 và tháng 6/2020. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Sau 4 tháng chỉ có hai vợ chồng canh tác, họ tuyển tình nguyện viên. Những bạn trẻ đến từ nhiều miền Việt Nam đã tới đây học làm nông, giao tiếp bằng tiếng Anh. Điều vợ chồng Dư truyền tải đến thực tập sinh rất đơn giản, đó là trả lại ý nghĩa đúng của nông nghiệp. "Tương lai của nông nghiệp Việt Nam chính là con người. Một khi người nông dân có tri thức hơn thì nền nông nghiệp sẽ có cơ hội thay đổi", Thanh Dư quan niệm.
Các tình nguyện viên cũng góp phần phủ xanh vườn nhanh hơn. Tới tháng 8, trang trại đã cho nguồn thu từ các sản phẩm như siro, trà atiso đỏ, đậu biếc, bạc hà... Học được tư duy sản xuất gắn liền với kinh doanh, nên vợ chồng Dư cùng các tình nguyện viên nhúng tay vào tất cả các khâu, chuẩn bị đất, nước, trồng cây, đến sản phẩm, thị trường. Bằng kiến thức và những trải nghiệm từ Israel, quá trình nghiên cứu sản phẩm và bán ra thị trường khá suôn sẻ. Hiện họ đang làm giấy chứng nhận để có thể lên kệ siêu thị sản phẩm của mình. "Một phần thành công là nhờ sản phẩm thảo mộc thiên nhiên đang là xu hướng", ông chủ trẻ nói.
Phan Văn Hùng, 25 tuổi, ở Đắk Lắk, từng đi tu nghiệp tại Israel cùng thời điểm với Dư chia sẻ, khi về nước cậu đã đi trải nghiệm thêm ở nhiều nông trại khác nhau. Tuy nhiên càng đi cậu càng hoang mang do cách làm của các nông trại không hoàn toàn như những gì cậu học được. "Chính lúc đó Dư đã kéo tôi trở lại với ước mơ làm nông nghiệp nguyên bản", Hùng chia sẻ. Hiện công việc chính của Hùng là chăm sóc cây trong trang trại.
Chỉ sau 10 tháng, mảnh đất sét cứng như đá một năm trước giờ đã được bao phủ hoàn toàn bởi màu xanh của hơn 20 loại dược liệu. Các sản phẩm bước đầu đã cho thu nhập đủ trang trải và cung cấp kinh phí cho việc nghiên cứu sản phẩm mới. Vợ chồng Dư xem đây là một thành công. Tương lai, họ hướng tới trở thành một nông trại trung tâm, liên kết với những nông hộ vệ tinh, hình thành một hệ sinh thái nông trại dược liệu, gắn cây dược liệu với sự phát triển cộng đồng. Đôi trẻ cũng ước mơ một ngày không xa sẽ mang sản phẩm của mình ra nước ngoài.
"Niềm vui lớn nhất hiện giờ là đọc phản hồi của khách hàng về sản phẩm, họ thấy khoẻ hơn, ngủ ngon hơn, giàu năng lượng", đôi vợ chồng nói.
Theo: VNEXPRESS.NET