nhahuynh24
Moderator
Từ năm 2007, nhóm nghiên cứu Đại học Stanford đã tìm hiểu việc một người lựa chọn ảnh đại diện trực tuyến có ảnh hưởng gì đến hành vi của họ.
Kết quả cho thấy hình đại diện avatar được chọn không chỉ tương đồng với diện mạo của người dùng, mà còn thể hiện các đặc điểm hành vi của họ giống ngoài đời thực. Chẳng hạn, một người chọn avatar mặc áo khoác ở phòng thí nghiệm thường là người sáng tạo trong thế giới thực.
Theo nghiên cứu, trong tương tác ảo, ảnh đại diện có thể ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và hành vi của mọi người một cách có ý thức hoặc vô thức. Chúng được gọi là hiệu ứng Proteus.
Mark Zuckerberg nói chuyện với hình đại diện của ông trong metaverse tại sự kiện Connect hôm 28/10. Ảnh: Facebook
Trong nhiều năm, nghiên cứu này ít được chú ý. Tuy nhiên, hiệu ứng Proteus đang được nhắc đến nhiều hơn với sự ra đời của metaverse - ý tưởng về một thế giới ảo cho phép người dùng "dịch chuyển tức thời" đến một địa điểm cụ thể để chơi, học, làm việc hay thậm chí mua bán, trao đổi hàng hóa.
Tuần trước, Mark Zuckerberg đã phác thảo tầm nhìn mới về metaverse và khẳng định công ty Meta của ông sẽ chi hàng tỷ USD để xây dựng vũ trụ ảo.
Metaverse của Zuckerberg nhận nhiều kỳ vọng xen lẫn hoài nghi. Câu hỏi được đặt ra là Facebook có thể làm gì khi họ xuất phát điểm là mạng truyền thông xã hội nhưng thiếu nền tảng phần cứng, hay các thách thức kỹ thuật khi xây dựng vũ trụ ảo trong tương lai.
Các chuyên gia khác cho rằng Facebook đã hình dung ra một metaverse trong nhiều năm. Họ đã sẵn sàng sắp xếp lại việc con người tương tác với thế giới theo cách ấn tượng nhất. "Một metaverse hoàn chỉnh sẽ tăng cường mạnh mẽ các xu hướng tương tác hiện có và mở ra các cơ hội mới. Tất nhiên, nó cũng tạo ra một loạt vấn đề hoàn toàn mới", Washington Post bình luận.
Rabindra Ratan, phó giáo sư tại Đại học Michigan, người đã nghiên cứu về khả năng kết nối ảo trên quy mô rộng, đồng ý với quan điểm này. "Khi nói đến vũ trụ ảo, tiêu đề phải là Kẻ sẽ bị ghét. Thực tế là có đủ loại lý do để lạc quan về vũ trụ ảo, những cũng sẽ có những điều tồi tệ xảy ra", Ratan cho biết.
Tiềm năng lớn
Theo giới chuyên gia, bất chấp các vấn đề, metaverse thực sự là lĩnh vực tiềm năng lớn không thể bỏ qua. Ý tưởng mọi người kết bạn, kiếm tiền, gặp gỡ bạn đời khi nhìn chằm chằm vào cặp kính trong phòng ngủ dường như không được ai nghĩ tới cách đây 35 năm. Nhưng 35 năm tới, điều này có thể phổ biến hơn bao giờ hết.
"Metaverse giúp con người chia sẻ ngày càng nhiều về cuộc sống, lao động, giải trí, chi tiêu, sự giàu có, hạnh phúc và các mối quan hệ trong thế giới ảo, thay vì chỉ được mở rộng hoặc hỗ trợ thông qua các thiết bị và phần mềm kỹ thuật số", Matthew Ball, chuyên gia về metaverse và từng xuất bản sách về chủ đề này, nói.
Với Ratan, metaverse sẽ mang lại một loạt khả năng mới mà các ứng dụng hỗ trợ làm việc từ xa hiện tại không thể làm được. Chẳng hạn, một thợ sửa xe, với hệ thống hình ảnh không gian 3 chiều, có thể xem xét và khắc phục các sự cố dễ dàng thông qua hệ thống robot.
Metaverse phát triển cũng sẽ khiến những công việc hiện nay có thể chuyển đổi sang một mô hình khác linh hoạt hơn. "Các công ty, sản phẩm và dịch vụ mới sẽ xuất hiện để quản lý mọi thứ từ thanh toán đến xác minh danh tính, thuê phân phối quảng cáo, tạo nội dung, bảo mật", Ball viết trên blog cá nhân.
Ông mô tả vũ trụ ảo sẽ tạo ra một thế giới mà những người lao động chọn sống ở ngoại thành có thể tham gia vào nền kinh tế bên trong thành phố thông qua lao động ảo.
Một trong những tiềm năng lớn là lĩnh vực giáo dục. Việc học trực tuyến hiện nay làm học sinh phân tâm. Metaverse sẽ cung cấp cho giáo viên nhiều công cụ hơn để kiểm soát sự tập trung và tạo hứng thú cho người học.
Ngoài ra, những người ủng hộ kỳ vọng công nghệ mới sẽ giúp họ dịch chuyển nhanh chóng đến những nơi họ muốn, như sân bóng đá, rạp hát hay một điểm du lịch yêu thích, dù thực tế họ vẫn đang trong phòng ngủ.
Sự hoài nghi
Dù vậy, một số chuyên gia cho rằng metaverse không phải là cải tiến gì đó quá lớn lao. "Thay vì gửi một tin nhắn ở chế độ 2D, tôi ngồi trên màn hình ảo 3D và cũng chỉ gửi một tin nhắn đó. Vậy nó có ý nghĩa và khác biệt gì?", Clay Shirky, chuyên gia mảng adtech tại Đại học New York, nêu.
Ông cho rằng viễn cảnh văn phòng ảo không giải quyết được vấn đề đang tồn tại, nhất là sự thoải mái khi làm việc từ xa. "Zoom rất thành công vì nó giảm sự hiện diện của mỗi người trong cuộc họp. Nhiều người không muốn có cảm giác như họ đang ở văn phòng thực tế", Shirky nói.
Janet Murray, đứng đầu trung tâm nghiên cứu kỹ thuật số Georgia Tech, cũng cho rằng metaverse vẫn bị hạn chế và không mô phỏng đầy đủ cuộc sống thực dù công nghệ có phát triển đến mức nào. "Chắc chắn, bạn sẽ cảm thấy mình có thể tận hưởng Lễ tạ ơn từ chiếc ghế dài đặt trong phòng, nhưng không thể nếm vị của gà tây", Murray nói.
Bà cũng lo ngại vũ trụ ảo sẽ trở thành công cụ giám sát và trở thành cơn ác mộng mới về hành vi xâm phạm quyền riêng tư, nhất là khi người dùng phải cung cấp nhiều thứ hơn bên cạnh thông tin cá nhân và hình ảnh như hiện nay.
Một số chuyên gia khác đề cập đến nguy cơ thông tin sai lệch sẽ gia tăng ở mức nghiêm trọng hơn. "Nếu những thứ không chính xác đang lan truyền bằng ngôn ngữ và ảnh 2D, nó sẽ còn dễ dàng bị thuyết phục hơn nữa với hình ảnh 3D", giáo sư Ethan Zuckerman tại Đại học Massachusetts nhận xét.
Ngoài ra, khi thế giới ảo phát triển, khả năng người dùng phải vật lộn để phân biệt thực tế với ảo ảnh cũng lớn hơn nhiều. "Sự đắm chìm vào thế giới ảo sẽ gây nguy hiểm cho mối quan hệ ngoài đời thực", nhà quan sát công nghệ Julian Dibbell đánh giá.
Kết quả cho thấy hình đại diện avatar được chọn không chỉ tương đồng với diện mạo của người dùng, mà còn thể hiện các đặc điểm hành vi của họ giống ngoài đời thực. Chẳng hạn, một người chọn avatar mặc áo khoác ở phòng thí nghiệm thường là người sáng tạo trong thế giới thực.
Theo nghiên cứu, trong tương tác ảo, ảnh đại diện có thể ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và hành vi của mọi người một cách có ý thức hoặc vô thức. Chúng được gọi là hiệu ứng Proteus.
Mark Zuckerberg nói chuyện với hình đại diện của ông trong metaverse tại sự kiện Connect hôm 28/10. Ảnh: Facebook
Trong nhiều năm, nghiên cứu này ít được chú ý. Tuy nhiên, hiệu ứng Proteus đang được nhắc đến nhiều hơn với sự ra đời của metaverse - ý tưởng về một thế giới ảo cho phép người dùng "dịch chuyển tức thời" đến một địa điểm cụ thể để chơi, học, làm việc hay thậm chí mua bán, trao đổi hàng hóa.
Tuần trước, Mark Zuckerberg đã phác thảo tầm nhìn mới về metaverse và khẳng định công ty Meta của ông sẽ chi hàng tỷ USD để xây dựng vũ trụ ảo.
Metaverse của Zuckerberg nhận nhiều kỳ vọng xen lẫn hoài nghi. Câu hỏi được đặt ra là Facebook có thể làm gì khi họ xuất phát điểm là mạng truyền thông xã hội nhưng thiếu nền tảng phần cứng, hay các thách thức kỹ thuật khi xây dựng vũ trụ ảo trong tương lai.
Các chuyên gia khác cho rằng Facebook đã hình dung ra một metaverse trong nhiều năm. Họ đã sẵn sàng sắp xếp lại việc con người tương tác với thế giới theo cách ấn tượng nhất. "Một metaverse hoàn chỉnh sẽ tăng cường mạnh mẽ các xu hướng tương tác hiện có và mở ra các cơ hội mới. Tất nhiên, nó cũng tạo ra một loạt vấn đề hoàn toàn mới", Washington Post bình luận.
Rabindra Ratan, phó giáo sư tại Đại học Michigan, người đã nghiên cứu về khả năng kết nối ảo trên quy mô rộng, đồng ý với quan điểm này. "Khi nói đến vũ trụ ảo, tiêu đề phải là Kẻ sẽ bị ghét. Thực tế là có đủ loại lý do để lạc quan về vũ trụ ảo, những cũng sẽ có những điều tồi tệ xảy ra", Ratan cho biết.
Tiềm năng lớn
Theo giới chuyên gia, bất chấp các vấn đề, metaverse thực sự là lĩnh vực tiềm năng lớn không thể bỏ qua. Ý tưởng mọi người kết bạn, kiếm tiền, gặp gỡ bạn đời khi nhìn chằm chằm vào cặp kính trong phòng ngủ dường như không được ai nghĩ tới cách đây 35 năm. Nhưng 35 năm tới, điều này có thể phổ biến hơn bao giờ hết.
"Metaverse giúp con người chia sẻ ngày càng nhiều về cuộc sống, lao động, giải trí, chi tiêu, sự giàu có, hạnh phúc và các mối quan hệ trong thế giới ảo, thay vì chỉ được mở rộng hoặc hỗ trợ thông qua các thiết bị và phần mềm kỹ thuật số", Matthew Ball, chuyên gia về metaverse và từng xuất bản sách về chủ đề này, nói.
Với Ratan, metaverse sẽ mang lại một loạt khả năng mới mà các ứng dụng hỗ trợ làm việc từ xa hiện tại không thể làm được. Chẳng hạn, một thợ sửa xe, với hệ thống hình ảnh không gian 3 chiều, có thể xem xét và khắc phục các sự cố dễ dàng thông qua hệ thống robot.
Metaverse phát triển cũng sẽ khiến những công việc hiện nay có thể chuyển đổi sang một mô hình khác linh hoạt hơn. "Các công ty, sản phẩm và dịch vụ mới sẽ xuất hiện để quản lý mọi thứ từ thanh toán đến xác minh danh tính, thuê phân phối quảng cáo, tạo nội dung, bảo mật", Ball viết trên blog cá nhân.
Ông mô tả vũ trụ ảo sẽ tạo ra một thế giới mà những người lao động chọn sống ở ngoại thành có thể tham gia vào nền kinh tế bên trong thành phố thông qua lao động ảo.
Một trong những tiềm năng lớn là lĩnh vực giáo dục. Việc học trực tuyến hiện nay làm học sinh phân tâm. Metaverse sẽ cung cấp cho giáo viên nhiều công cụ hơn để kiểm soát sự tập trung và tạo hứng thú cho người học.
Ngoài ra, những người ủng hộ kỳ vọng công nghệ mới sẽ giúp họ dịch chuyển nhanh chóng đến những nơi họ muốn, như sân bóng đá, rạp hát hay một điểm du lịch yêu thích, dù thực tế họ vẫn đang trong phòng ngủ.
Sự hoài nghi
Dù vậy, một số chuyên gia cho rằng metaverse không phải là cải tiến gì đó quá lớn lao. "Thay vì gửi một tin nhắn ở chế độ 2D, tôi ngồi trên màn hình ảo 3D và cũng chỉ gửi một tin nhắn đó. Vậy nó có ý nghĩa và khác biệt gì?", Clay Shirky, chuyên gia mảng adtech tại Đại học New York, nêu.
Ông cho rằng viễn cảnh văn phòng ảo không giải quyết được vấn đề đang tồn tại, nhất là sự thoải mái khi làm việc từ xa. "Zoom rất thành công vì nó giảm sự hiện diện của mỗi người trong cuộc họp. Nhiều người không muốn có cảm giác như họ đang ở văn phòng thực tế", Shirky nói.
Janet Murray, đứng đầu trung tâm nghiên cứu kỹ thuật số Georgia Tech, cũng cho rằng metaverse vẫn bị hạn chế và không mô phỏng đầy đủ cuộc sống thực dù công nghệ có phát triển đến mức nào. "Chắc chắn, bạn sẽ cảm thấy mình có thể tận hưởng Lễ tạ ơn từ chiếc ghế dài đặt trong phòng, nhưng không thể nếm vị của gà tây", Murray nói.
Bà cũng lo ngại vũ trụ ảo sẽ trở thành công cụ giám sát và trở thành cơn ác mộng mới về hành vi xâm phạm quyền riêng tư, nhất là khi người dùng phải cung cấp nhiều thứ hơn bên cạnh thông tin cá nhân và hình ảnh như hiện nay.
Một số chuyên gia khác đề cập đến nguy cơ thông tin sai lệch sẽ gia tăng ở mức nghiêm trọng hơn. "Nếu những thứ không chính xác đang lan truyền bằng ngôn ngữ và ảnh 2D, nó sẽ còn dễ dàng bị thuyết phục hơn nữa với hình ảnh 3D", giáo sư Ethan Zuckerman tại Đại học Massachusetts nhận xét.
Ngoài ra, khi thế giới ảo phát triển, khả năng người dùng phải vật lộn để phân biệt thực tế với ảo ảnh cũng lớn hơn nhiều. "Sự đắm chìm vào thế giới ảo sẽ gây nguy hiểm cho mối quan hệ ngoài đời thực", nhà quan sát công nghệ Julian Dibbell đánh giá.
Theo: VNEXPRESS.NET