nhahuynh24
Moderator
Trong khi Mỹ chuẩn bị thắt chặt tiền tệ để đói phó lạm phát, Trung Quốc lại nới lỏng vì tăng trưởng chậm lại.
Mức độ phục hồi kinh tế toàn cầu trong đại dịch luôn không đồng đều. Các khu vực khác nhau hồi phục với những tốc độ khác nhau. Tuy nhiên, sự khác biệt này có thể sẽ càng trầm trọng, khiến giới chức càng thêm đau đầu trong việc ra quyết định.
Tuần này, hàng loạt ngân hàng trung ương các nước lớn sẽ ra thông báo về chính sách. Tuy nhiên, không như thời kỳ đầu đại dịch, khi các nước hành động thống nhất để ngăn suy thoái, phản ứng lần này với lạm phát và Omicron được dự báo rất khác nhau.
Các nhà kinh tế học cho rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ thông báo giảm quy mô chương trình mua lại trái phiếu nhanh hơn, để kiềm chế giá cả đang tăng vọt. Tháng trước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tăng với tốc độ nhanh nhất gần 40 năm.
Người dân mua sắm trong một siêu thị tại Mỹ. Ảnh: Reuters
Fed dường như không lo ngại về sự lây lan của biến chủng Omicron. Vì đến nay, Mỹ vẫn chưa tung thêm chính sách hạn chế mới. Tiêu dùng cũng vẫn mạnh. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp gần đây đã xuống thấp nhất 52 năm.
"Hoạt động kinh tế vẫn rất tốt. Các bằng chứng sớm cho thấy Omicron không thực sự có ảnh hưởng lớn đến hành vi tiêu dùng", James Knightley – kinh tế trưởng tại ING nhận xét.
Trong khi đó, tại châu Âu, các chính phủ lại nhanh chóng tái áp đặt lệnh kiểm soát. Đức thông báo người chưa tiêm vaccine không được tham gia các hoạt động công cộng. Anh khuyến khích làm việc tại nhà.
Kể cả trước khi Omicron xuất hiện, việc phục hồi kinh tế tại châu Âu cũng đã mất đà do chuỗi cung ứng gián đoạn và số ca nhiễm tăng cao. GDP Anh chỉ tăng 0,1% tháng 10.
Tình hình này khiến Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) và Ngân hàng Trung ương châu ÂU (ECB) lâm vào thế khó, do họ cũng muốn kiềm chế lạm phát. Nếu rút kích thích quá nhanh để kiểm soát giá cả, họ sẽ phải hy sinh việc làm và các hoạt động kinh tế mà khó khăn lắm mới tăng trưởng lại.
Knightley dự báo BOE sẽ kiềm chế nâng lãi suất tháng này. ECB có thể công bố một chương trình mua trái phiếu mới, khi các công cụ được tung ra đầu đại dịch hết hiệu lực.
Trong khi đó, Trung Quốc còn không nghĩ đến việc thắt chặt chính sách và đang quay trở lại chính sách nới lỏng khi nền kinh tế chậm lại và các hãng bất động sản vỡ nợ. Tuần trước, nước này thông báo giảm tỷ lê dự trữ bắt buộc lần thứ hai trong năm, giải phóng 188 tỷ USD cho vay doanh nghiệp và hộ gia đình.
"Nhu cầu kích thích đang cao lên", Jeffrey Sacks – Giám đốc chiến lược đầu tư tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi tại Citi nhận định, "Các số liệu kinh tế từ đầu hè đến giờ đang yếu đi".
Trung Quốc phục hồi sớm hơn Mỹ và châu Âu. Vì thế, họ cũng thắt chặt sớm hơn. Giới chức Trung Quốc siết cho vay với lĩnh vực bất động sản, khiến kinh tế tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng đang lo lắng về giá sản xuất tăng cao, Knightley.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cuối tuần này cũng họp chính sách. Khảo sát của Bloomberg với các nhà phân tích cho thấy nhiều khả năng BOJ sẽ hoãn quyết định cho đến tháng 1/2022 để chờ thêm đánh giá về Omicron. Dù vậy, cơ quan này có thể sẽ giảm quy mô và kéo dài chính sách kích thích.
Hồi tháng 3/2020, các ngân hàng trung ương biết rất rõ họ phải làm gì để ngăn thảm họa trên toàn cầu. Tuy nhiên, việc đảo ngược giờ không hề dễ dàng. Nó thậm chí khó hơn do sự khác biệt của các khu vực.
"Các ngân hàng trung ương đang đi trên những con đường rất khó khăn. Hướng nào cũng là mạo hiểm cả", Knightley nói.
Mức độ phục hồi kinh tế toàn cầu trong đại dịch luôn không đồng đều. Các khu vực khác nhau hồi phục với những tốc độ khác nhau. Tuy nhiên, sự khác biệt này có thể sẽ càng trầm trọng, khiến giới chức càng thêm đau đầu trong việc ra quyết định.
Tuần này, hàng loạt ngân hàng trung ương các nước lớn sẽ ra thông báo về chính sách. Tuy nhiên, không như thời kỳ đầu đại dịch, khi các nước hành động thống nhất để ngăn suy thoái, phản ứng lần này với lạm phát và Omicron được dự báo rất khác nhau.
Các nhà kinh tế học cho rằng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ thông báo giảm quy mô chương trình mua lại trái phiếu nhanh hơn, để kiềm chế giá cả đang tăng vọt. Tháng trước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tăng với tốc độ nhanh nhất gần 40 năm.
Người dân mua sắm trong một siêu thị tại Mỹ. Ảnh: Reuters
Fed dường như không lo ngại về sự lây lan của biến chủng Omicron. Vì đến nay, Mỹ vẫn chưa tung thêm chính sách hạn chế mới. Tiêu dùng cũng vẫn mạnh. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp gần đây đã xuống thấp nhất 52 năm.
"Hoạt động kinh tế vẫn rất tốt. Các bằng chứng sớm cho thấy Omicron không thực sự có ảnh hưởng lớn đến hành vi tiêu dùng", James Knightley – kinh tế trưởng tại ING nhận xét.
Trong khi đó, tại châu Âu, các chính phủ lại nhanh chóng tái áp đặt lệnh kiểm soát. Đức thông báo người chưa tiêm vaccine không được tham gia các hoạt động công cộng. Anh khuyến khích làm việc tại nhà.
Kể cả trước khi Omicron xuất hiện, việc phục hồi kinh tế tại châu Âu cũng đã mất đà do chuỗi cung ứng gián đoạn và số ca nhiễm tăng cao. GDP Anh chỉ tăng 0,1% tháng 10.
Tình hình này khiến Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) và Ngân hàng Trung ương châu ÂU (ECB) lâm vào thế khó, do họ cũng muốn kiềm chế lạm phát. Nếu rút kích thích quá nhanh để kiểm soát giá cả, họ sẽ phải hy sinh việc làm và các hoạt động kinh tế mà khó khăn lắm mới tăng trưởng lại.
Knightley dự báo BOE sẽ kiềm chế nâng lãi suất tháng này. ECB có thể công bố một chương trình mua trái phiếu mới, khi các công cụ được tung ra đầu đại dịch hết hiệu lực.
Trong khi đó, Trung Quốc còn không nghĩ đến việc thắt chặt chính sách và đang quay trở lại chính sách nới lỏng khi nền kinh tế chậm lại và các hãng bất động sản vỡ nợ. Tuần trước, nước này thông báo giảm tỷ lê dự trữ bắt buộc lần thứ hai trong năm, giải phóng 188 tỷ USD cho vay doanh nghiệp và hộ gia đình.
"Nhu cầu kích thích đang cao lên", Jeffrey Sacks – Giám đốc chiến lược đầu tư tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi tại Citi nhận định, "Các số liệu kinh tế từ đầu hè đến giờ đang yếu đi".
Trung Quốc phục hồi sớm hơn Mỹ và châu Âu. Vì thế, họ cũng thắt chặt sớm hơn. Giới chức Trung Quốc siết cho vay với lĩnh vực bất động sản, khiến kinh tế tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng đang lo lắng về giá sản xuất tăng cao, Knightley.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cuối tuần này cũng họp chính sách. Khảo sát của Bloomberg với các nhà phân tích cho thấy nhiều khả năng BOJ sẽ hoãn quyết định cho đến tháng 1/2022 để chờ thêm đánh giá về Omicron. Dù vậy, cơ quan này có thể sẽ giảm quy mô và kéo dài chính sách kích thích.
Hồi tháng 3/2020, các ngân hàng trung ương biết rất rõ họ phải làm gì để ngăn thảm họa trên toàn cầu. Tuy nhiên, việc đảo ngược giờ không hề dễ dàng. Nó thậm chí khó hơn do sự khác biệt của các khu vực.
"Các ngân hàng trung ương đang đi trên những con đường rất khó khăn. Hướng nào cũng là mạo hiểm cả", Knightley nói.
Theo: VNEXPRESS.NET