nhahuynh24
Moderator
Nhiều hãng theo đuổi game blockchain không vì lý do mang tính thực tế, mà để tránh bị chê lạc hậu hay bỏ lỡ cơ hội thu lời trong tương lai.
Ngành công nghiệp game luôn theo đuổi những trào lưu mới nhất, như trò chơi sinh tồn với thành công của PUBG và Fortnite, còn trước đó là Pokemon Go và League of Legends. Các trào lưu này thường có điểm chung, đó là một game bất ngờ gây tiếng vang và có doanh thu khủng, thúc đẩy nhiều bên chạy theo, tìm cách sao chép thành công.
Tuy nhiên, game blockchain - trào lưu lớn nhất hiện nay - lại thu hút sự đầu tư và chú ý ở quy mô lớn mà không có một lý do rõ ràng, nhất là khi một số khái niệm của chúng thực ra đã xuất hiện trong game nhiều năm trước.
Blockchain được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tài chính, nghệ thuật và nhiều ngành công nghiệp. Game blockchain khác biệt so với game truyền thống ở tính phi tập trung, khi tài sản trong game được phân bổ giữa người chơi thay vì được kiểm soát tập trung bởi một máy chủ.
Trong ba năm qua, các nhà đầu tư đã đổ hàng trăm triệu USD vào các công ty game với lời hứa hẹn triển khai công nghệ blockchain. Thậm chí, việc thiếu chiến lược xây dựng NFT có thể khiến nhiều doanh nghiệp mất nguồn đầu tư trong năm nay.
Giao diện của Axie Infinity. Ảnh: Sky Mavis
Trong báo cáo doanh thu quý III/2021, nhiều công ty game cố gắng trấn an cổ đông rằng họ đang bắt kịp với thế giới. Andrew Wilson, CEO Electronic Arts, nói NFT là "một phần quan trọng với tương lai ngành game", nhưng cũng thừa nhận vẫn chưa có phương án tận dụng tối đa ưu thế của blockchain.
Yves Guillemot, Chủ tịch Ubisoft Entertainment, khẳng định blockchain là "cuộc cách mạng" và muốn công ty trở thành tay chơi chủ chốt trong lĩnh vực này. Các nhà phát hành game như Square Enix và Take-Two Interactive cũng đưa ra những phát biểu tương tự.
Tuy nhiên, tất cả đều chưa thể giải thích vì sao blockchain sẽ trở thành cuộc cách mạng tiếp theo trong ngành game. Người đam mê NFT vẽ ra một thế giới, trong đó người chơi có thể mua vật phẩm độc nhất và chuyển chúng qua lại giữa các game của những nhà phát hành khác nhau, dùng blockchain để chứng minh quyền sở hữu.
Những gì người chơi sở hữu trên blockchain chỉ là một chuỗi ký tự, từng game sẽ phải giải mã chuỗi đó và biến chúng thành vật thể số. Điều này đặt ra nhiều câu hỏi, như game thủ sẽ làm thế nào để chuyển một chiếc mũ mua trong game Halo của Microsoft sang Uncharted của đối thủ Sony? Lý do gì nhà phát triển phải bỏ thời gian và ngân sách để hỗ trợ cho sản phẩm trong game của đối thủ? Ai sẽ thu lời từ quá trình này?
Phương án này chỉ mang tính thực tế trong một kịch bản duy nhất là chuyển đổi vật phẩm giữa các game cùng hệ sinh thái của một nhà phát triển. Ví dụ, Ubisoft cho người chơi mua trang phục trong game Assassin's Creed và chuyển chúng sang Watch Dogs nếu muốn.
Nhưng điều này đã được áp dụng từ nhiều năm qua nhờ hệ thống file lưu game và tài khoản người chơi. Lựa chọn của game thủ có thể tác động đến cốt truyện giữa những bản game Mass Effect nhờ ý tưởng này.
Theo Bloomberg, các hãng game đang đầu tư vào blockchain vì tiềm năng của chúng trong tương lai, chứ không dựa trên những ứng dụng thực tế ở hiện tại.
Hãng game Zynga tuần trước bổ nhiệm một người làm Phó chủ tịch phụ trách blockchain, nhưng chính CEO Frank Gibeau cũng thừa nhận chưa rõ vai trò của người đó là gì. "Tôi nghĩ blockchain là một phần trong kế hoạch dài hạn của ngành game. Về ngắn hạn, điều này có thể coi là một trò đùa. Tôi thấy thoải mái với điều đó, vì những yếu tố cơ bản của blockchain đều mang tính tích cực", ông cho hay.
Gibeau nói "có những điều thâm thúy" khi cho phép người chơi sở hữu, đầu tư vào vật phẩm ảo, và khái niệm này có thể thúc đẩy những sản phẩm game mới đầy thú vị. Dù vậy, ông không chắc về thời điểm và phương thức thực hiện.
Nhiều công ty game ca ngợi blockchain vì lo ngại các cổ đông và giới phân tích coi họ là kẻ lạc hậu nếu không theo đuổi công nghệ này, cũng như đặt niềm tin vào tiềm năng lợi nhuận nếu game blockchain thu hút nhiều người chơi.
Một phụ nữ Malaysia chơi game Axie Infinity khi đang trông con. Ảnh: Lorcan Gaming
Axie Infinity, game blockchain phát triển từ năm 2018 và bùng nổ trong năm nay, giúp nhà phát triển Sky Mavis đạt giá trị 3 tỷ USD. Về cơ bản, game cho phép người chơi mua và nuôi thú cưng gọi là Axie, sau đó bán cho người khác để thu lời.
Tuy nhiên, game không miễn phí và không có chế độ chơi thử. Người chơi cần chuẩn bị số tiền khoảng 1.500 USD để mua tối thiểu 3 Axie từ chợ ảo để bắt đầu trò chơi. Không chỉ thú ảo, người chơi còn phải chi cho rất nhiều vật phẩm khác với mức giá từ vài trăm USD đến 10.000 USD (230 triệu đồng). Nhiều game thủ phải dựa vào những người chơi giàu có để có tiền mua Axie đầu tiên và đánh đổi một phần không nhỏ lợi nhuận bán thú cưng sau này.
Axie Infinity cũng có người bán và người mua như mọi nền kinh tế. Mô hình "chơi để kiếm tiền" được duy trì chừng nào số người mua vẫn đông hơn người bán, nhưng không ai biết điều gì sẽ xảy ra khi không còn người chơi mới tham gia game và lượng cung vượt cầu.
Theo các chuyên gia, blockchain trong ngành game hiện vẫn rối loạn và chưa có chiến lược lâu dài. Giới lãnh đạo ngành game đang nói những điều mà các nhà đầu tư muốn nghe, nhưng chưa đề ra được kế hoạch cụ thể với một trào lưu có thể gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của nhiều người.
Ngành công nghiệp game luôn theo đuổi những trào lưu mới nhất, như trò chơi sinh tồn với thành công của PUBG và Fortnite, còn trước đó là Pokemon Go và League of Legends. Các trào lưu này thường có điểm chung, đó là một game bất ngờ gây tiếng vang và có doanh thu khủng, thúc đẩy nhiều bên chạy theo, tìm cách sao chép thành công.
Tuy nhiên, game blockchain - trào lưu lớn nhất hiện nay - lại thu hút sự đầu tư và chú ý ở quy mô lớn mà không có một lý do rõ ràng, nhất là khi một số khái niệm của chúng thực ra đã xuất hiện trong game nhiều năm trước.
Blockchain được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tài chính, nghệ thuật và nhiều ngành công nghiệp. Game blockchain khác biệt so với game truyền thống ở tính phi tập trung, khi tài sản trong game được phân bổ giữa người chơi thay vì được kiểm soát tập trung bởi một máy chủ.
Trong ba năm qua, các nhà đầu tư đã đổ hàng trăm triệu USD vào các công ty game với lời hứa hẹn triển khai công nghệ blockchain. Thậm chí, việc thiếu chiến lược xây dựng NFT có thể khiến nhiều doanh nghiệp mất nguồn đầu tư trong năm nay.
Giao diện của Axie Infinity. Ảnh: Sky Mavis
Trong báo cáo doanh thu quý III/2021, nhiều công ty game cố gắng trấn an cổ đông rằng họ đang bắt kịp với thế giới. Andrew Wilson, CEO Electronic Arts, nói NFT là "một phần quan trọng với tương lai ngành game", nhưng cũng thừa nhận vẫn chưa có phương án tận dụng tối đa ưu thế của blockchain.
Yves Guillemot, Chủ tịch Ubisoft Entertainment, khẳng định blockchain là "cuộc cách mạng" và muốn công ty trở thành tay chơi chủ chốt trong lĩnh vực này. Các nhà phát hành game như Square Enix và Take-Two Interactive cũng đưa ra những phát biểu tương tự.
Tuy nhiên, tất cả đều chưa thể giải thích vì sao blockchain sẽ trở thành cuộc cách mạng tiếp theo trong ngành game. Người đam mê NFT vẽ ra một thế giới, trong đó người chơi có thể mua vật phẩm độc nhất và chuyển chúng qua lại giữa các game của những nhà phát hành khác nhau, dùng blockchain để chứng minh quyền sở hữu.
Những gì người chơi sở hữu trên blockchain chỉ là một chuỗi ký tự, từng game sẽ phải giải mã chuỗi đó và biến chúng thành vật thể số. Điều này đặt ra nhiều câu hỏi, như game thủ sẽ làm thế nào để chuyển một chiếc mũ mua trong game Halo của Microsoft sang Uncharted của đối thủ Sony? Lý do gì nhà phát triển phải bỏ thời gian và ngân sách để hỗ trợ cho sản phẩm trong game của đối thủ? Ai sẽ thu lời từ quá trình này?
Phương án này chỉ mang tính thực tế trong một kịch bản duy nhất là chuyển đổi vật phẩm giữa các game cùng hệ sinh thái của một nhà phát triển. Ví dụ, Ubisoft cho người chơi mua trang phục trong game Assassin's Creed và chuyển chúng sang Watch Dogs nếu muốn.
Nhưng điều này đã được áp dụng từ nhiều năm qua nhờ hệ thống file lưu game và tài khoản người chơi. Lựa chọn của game thủ có thể tác động đến cốt truyện giữa những bản game Mass Effect nhờ ý tưởng này.
Theo Bloomberg, các hãng game đang đầu tư vào blockchain vì tiềm năng của chúng trong tương lai, chứ không dựa trên những ứng dụng thực tế ở hiện tại.
Hãng game Zynga tuần trước bổ nhiệm một người làm Phó chủ tịch phụ trách blockchain, nhưng chính CEO Frank Gibeau cũng thừa nhận chưa rõ vai trò của người đó là gì. "Tôi nghĩ blockchain là một phần trong kế hoạch dài hạn của ngành game. Về ngắn hạn, điều này có thể coi là một trò đùa. Tôi thấy thoải mái với điều đó, vì những yếu tố cơ bản của blockchain đều mang tính tích cực", ông cho hay.
Gibeau nói "có những điều thâm thúy" khi cho phép người chơi sở hữu, đầu tư vào vật phẩm ảo, và khái niệm này có thể thúc đẩy những sản phẩm game mới đầy thú vị. Dù vậy, ông không chắc về thời điểm và phương thức thực hiện.
Nhiều công ty game ca ngợi blockchain vì lo ngại các cổ đông và giới phân tích coi họ là kẻ lạc hậu nếu không theo đuổi công nghệ này, cũng như đặt niềm tin vào tiềm năng lợi nhuận nếu game blockchain thu hút nhiều người chơi.
Một phụ nữ Malaysia chơi game Axie Infinity khi đang trông con. Ảnh: Lorcan Gaming
Axie Infinity, game blockchain phát triển từ năm 2018 và bùng nổ trong năm nay, giúp nhà phát triển Sky Mavis đạt giá trị 3 tỷ USD. Về cơ bản, game cho phép người chơi mua và nuôi thú cưng gọi là Axie, sau đó bán cho người khác để thu lời.
Tuy nhiên, game không miễn phí và không có chế độ chơi thử. Người chơi cần chuẩn bị số tiền khoảng 1.500 USD để mua tối thiểu 3 Axie từ chợ ảo để bắt đầu trò chơi. Không chỉ thú ảo, người chơi còn phải chi cho rất nhiều vật phẩm khác với mức giá từ vài trăm USD đến 10.000 USD (230 triệu đồng). Nhiều game thủ phải dựa vào những người chơi giàu có để có tiền mua Axie đầu tiên và đánh đổi một phần không nhỏ lợi nhuận bán thú cưng sau này.
Axie Infinity cũng có người bán và người mua như mọi nền kinh tế. Mô hình "chơi để kiếm tiền" được duy trì chừng nào số người mua vẫn đông hơn người bán, nhưng không ai biết điều gì sẽ xảy ra khi không còn người chơi mới tham gia game và lượng cung vượt cầu.
Theo các chuyên gia, blockchain trong ngành game hiện vẫn rối loạn và chưa có chiến lược lâu dài. Giới lãnh đạo ngành game đang nói những điều mà các nhà đầu tư muốn nghe, nhưng chưa đề ra được kế hoạch cụ thể với một trào lưu có thể gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của nhiều người.
Theo: VNEXPRESS.NET