nhahuynh24
Moderator
Những dự án blockchain như Axie Infinity xây dựng nền kinh tế, trong khi Meta tái hiện con người, đều là những yếu tố tạo nên metaverse.
Tại sự kiện Connect 21 cuối tháng 10, CEO Meta Mark Zuckerberg mô tả vũ trụ ảo là một không gian ba chiều, nơi mọi người nhập vai vào thế giới số qua công nghệ VR, AR, thực hiện những việc tương tự ngoài đời thực như gặp gỡ, học tập, làm việc và giải trí.
Tuy nhiên từ trước đó, nhiều dự án blockchain đã được giới công nghệ coi là nằm trong xu hướng metaverse dù đem đến những trải nghiệm khác những gì Zuckerberg mô tả.
Axie Infinity - game NFT đắt giá nhất thế giới - là một ví dụ. Trò chơi có nhân vật chính là những con thú, được thể hiện dưới dạng hoạt hình 2D, với khả năng chiến đấu, kiếm thưởng để quy đổi ra tiền. Hình ảnh về Axie không hề xuất hiện yếu tố con người, nhưng lại là dự án metaverse lớn nhất về vốn hóa trong thế giới blockchain.
Nhân vật trong metaverse của Axie Infinity.
Theo nhà sáng lập Nguyễn Thành Trung, Axie Infinity và Meta, công ty mẹ của Facebook, có sự khác biệt trong xây dựng metaverse vì hai công ty đi theo hai trường phái khác nhau.
"Trường phái thứ nhất giống như Meta. Họ coi vũ trụ ảo là nơi tái hiện các giác quan của con người gần với thế giới thực nhiều nhất. Thông qua công nghệ AR, VR, người dùng có thể cảm nhận, tương tác và sống trong thế giới đó", Trung nói.
Còn ở trường phái thứ hai, các dự án blockchain như Axie Infinity chú trọng hơn trong xây dựng nền kinh tế cho thế giới ảo. "Ở thế giới thực, nền tài chính giúp vận hành thế giới và có tác động lớn đến mọi thứ. Metaverse cũng vậy, nền kinh tế là điều bắt buộc phải có khi hình thành vũ trụ ảo", anh cho biết.
Theo các chuyên gia, dù theo trường phái nào, metaverse cũng hướng tới mục tiêu giúp con người tương tác trên đó. Metaverse có nhiều hướng phát triển cũng như con người có nhiều cách tương tác với nhau, ví dụ thông qua lời nói, chữ viết hay hoạt động mua bán. Nói cách khác, Meta tiếp cận theo hướng giao tiếp xã hội, còn các dự án blockchain đi theo hướng tương tác kinh tế.
Trung nhận định, nền kinh tế sẽ là yếu tố bắt buộc, điều kiện cần cho metaverse. Còn các yếu tố về nghe, nhìn, cảm nhận là điều kiện đủ để làm giàu trải nghiệm cho người dùng. "Sau khi có nền kinh tế, chỉ cần một chút yếu tố nhập vai là có thể hình thành một thế giới sơ khai", anh nói.
Metaverse trong mô tả của Meta giúp con người có thể giao tiếp qua công nghệ AR.
Thực tế, công ty Meta cũng đang xây dựng một loại tiền kỹ thuật số riêng. Một trong các sản phẩm được hãng đề cập trên website của mình là Novi. Đây là ví điện tử, cho phép lưu trữ, giao dịch tiền điện tử có tên USDP dựa trên công nghệ blockchain. Tuy nhiên, sản phẩm vẫn chưa được sử dụng chính thức.
Đến nay, thế giới vẫn chưa hình thành một metaverse thực sự, dù khái niệm này đã xuất hiện từ năm 1992 trong tiểu thuyết Snow Crash của Neal Stephenson. Metaverse được hiểu là một vũ trụ 3D trực tuyến, nơi con người gặp gỡ, làm việc, trò chuyện, kinh doanh hay tham gia các hoạt động giải trí cùng nhau.
Theo Matthew Ball, nhà cố vấn dự án công nghệ tại EpyllionCo, các yếu tố như blockchain, tiền số, công nghệ thực tế ảo AR, VR... đều là mảnh ghép cần thiết để tạo nên metaverse. Để khái niệm này thành hiện thực, thế giới cần phát triển và hoàn thiện ít nhất 8 mảng, gồm: Phần cứng (thiết bị VR); Kết nối mạng băng thông siêu rộng; Máy tính có sức mạnh xử lý AI; Nền tảng mô phỏng 3D; Công cụ thanh toán liên kết giữa tiền pháp định và tiền điện tử; Giao thức làm tiêu chuẩn cho việc trao đổi; Nội dung, dịch vụ, tài sản; Hành vi người dùng.
Bloomberg dự đoán, ngành công nghiệp metaverse sẽ đạt giá trị 800 tỷ USD vào năm 2024. Hàng loạt hãng công nghệ lớn Meta, Microsoft, Epic Games, Nvidia, Tencent... cũng đang đầu tư hàng tỷ USD vào nghiên cứu và tham gia hiện thực hóa ý tưởng vũ trụ ảo.
Tại sự kiện Connect 21 cuối tháng 10, CEO Meta Mark Zuckerberg mô tả vũ trụ ảo là một không gian ba chiều, nơi mọi người nhập vai vào thế giới số qua công nghệ VR, AR, thực hiện những việc tương tự ngoài đời thực như gặp gỡ, học tập, làm việc và giải trí.
Tuy nhiên từ trước đó, nhiều dự án blockchain đã được giới công nghệ coi là nằm trong xu hướng metaverse dù đem đến những trải nghiệm khác những gì Zuckerberg mô tả.
Axie Infinity - game NFT đắt giá nhất thế giới - là một ví dụ. Trò chơi có nhân vật chính là những con thú, được thể hiện dưới dạng hoạt hình 2D, với khả năng chiến đấu, kiếm thưởng để quy đổi ra tiền. Hình ảnh về Axie không hề xuất hiện yếu tố con người, nhưng lại là dự án metaverse lớn nhất về vốn hóa trong thế giới blockchain.
Nhân vật trong metaverse của Axie Infinity.
Theo nhà sáng lập Nguyễn Thành Trung, Axie Infinity và Meta, công ty mẹ của Facebook, có sự khác biệt trong xây dựng metaverse vì hai công ty đi theo hai trường phái khác nhau.
"Trường phái thứ nhất giống như Meta. Họ coi vũ trụ ảo là nơi tái hiện các giác quan của con người gần với thế giới thực nhiều nhất. Thông qua công nghệ AR, VR, người dùng có thể cảm nhận, tương tác và sống trong thế giới đó", Trung nói.
Còn ở trường phái thứ hai, các dự án blockchain như Axie Infinity chú trọng hơn trong xây dựng nền kinh tế cho thế giới ảo. "Ở thế giới thực, nền tài chính giúp vận hành thế giới và có tác động lớn đến mọi thứ. Metaverse cũng vậy, nền kinh tế là điều bắt buộc phải có khi hình thành vũ trụ ảo", anh cho biết.
Theo các chuyên gia, dù theo trường phái nào, metaverse cũng hướng tới mục tiêu giúp con người tương tác trên đó. Metaverse có nhiều hướng phát triển cũng như con người có nhiều cách tương tác với nhau, ví dụ thông qua lời nói, chữ viết hay hoạt động mua bán. Nói cách khác, Meta tiếp cận theo hướng giao tiếp xã hội, còn các dự án blockchain đi theo hướng tương tác kinh tế.
Trung nhận định, nền kinh tế sẽ là yếu tố bắt buộc, điều kiện cần cho metaverse. Còn các yếu tố về nghe, nhìn, cảm nhận là điều kiện đủ để làm giàu trải nghiệm cho người dùng. "Sau khi có nền kinh tế, chỉ cần một chút yếu tố nhập vai là có thể hình thành một thế giới sơ khai", anh nói.
Metaverse trong mô tả của Meta giúp con người có thể giao tiếp qua công nghệ AR.
Thực tế, công ty Meta cũng đang xây dựng một loại tiền kỹ thuật số riêng. Một trong các sản phẩm được hãng đề cập trên website của mình là Novi. Đây là ví điện tử, cho phép lưu trữ, giao dịch tiền điện tử có tên USDP dựa trên công nghệ blockchain. Tuy nhiên, sản phẩm vẫn chưa được sử dụng chính thức.
Đến nay, thế giới vẫn chưa hình thành một metaverse thực sự, dù khái niệm này đã xuất hiện từ năm 1992 trong tiểu thuyết Snow Crash của Neal Stephenson. Metaverse được hiểu là một vũ trụ 3D trực tuyến, nơi con người gặp gỡ, làm việc, trò chuyện, kinh doanh hay tham gia các hoạt động giải trí cùng nhau.
Theo Matthew Ball, nhà cố vấn dự án công nghệ tại EpyllionCo, các yếu tố như blockchain, tiền số, công nghệ thực tế ảo AR, VR... đều là mảnh ghép cần thiết để tạo nên metaverse. Để khái niệm này thành hiện thực, thế giới cần phát triển và hoàn thiện ít nhất 8 mảng, gồm: Phần cứng (thiết bị VR); Kết nối mạng băng thông siêu rộng; Máy tính có sức mạnh xử lý AI; Nền tảng mô phỏng 3D; Công cụ thanh toán liên kết giữa tiền pháp định và tiền điện tử; Giao thức làm tiêu chuẩn cho việc trao đổi; Nội dung, dịch vụ, tài sản; Hành vi người dùng.
Bloomberg dự đoán, ngành công nghiệp metaverse sẽ đạt giá trị 800 tỷ USD vào năm 2024. Hàng loạt hãng công nghệ lớn Meta, Microsoft, Epic Games, Nvidia, Tencent... cũng đang đầu tư hàng tỷ USD vào nghiên cứu và tham gia hiện thực hóa ý tưởng vũ trụ ảo.
Theo: VNEXPRESS.NET