Cách Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân - Phân Loại Thuế Thu Nhập Cá Nhân

thienminh6879
Bình luận: 0Lượt xem: 576

thienminh6879

Administrator
thue-thu-nhap-ca-nhan.jpg
Thuế thu nhập cá nhân
Để nhằm cung cấp kiến thức về thuế thu nhập cá nhân cho mọi người thì hôm nay chúng tôi dichvuketoan.biz sẽ hướng dẫn mọi người cách tính thuế thu nhập cá nhân. Biết cách tính thuế thu nhập cá nhân các bạn có thể dễ dàng đóng đầy đủ và cũng tránh những trường hợp được xem như trốn thuế không mong muốn.

Đối với cá nhân cư trú​

thue-thu-nhap-voi-doi-tuong-ca-nhan-cu-tru.jpg
Thuế thu nhập với đối tượng cá nhân cư trú
Sẽ có 2 cách tính thuế thu nhập cá nhân với 2 đối tượng khác nhau. Đầu tiên là đối tượng các nhân cư trú.

Cá nhân cư trú là gì?​

Cá nhân cư trú là cá nhân:
  • Có nhà thuê để ở Việt Nam theo quy định về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.
  • Có nơi ở thường xuyên theo quy định hợp phát của pháp luật về cư trú.

Hoặc có mặt ở Việt Nam nhiều hơn 183 ngày tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục. Trong đó ngày đến và ngày đi được tính sẽ là 01 ngày.

Tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân đang cư trú​

Lưu ý: Cách tính thuế thu nhập cá nhân này áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương và tiền công, cá nhân đã ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên.
Công thức là:
  • Thuế thu nhập cá nhân bắt buộc nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Công thức tính thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:
(1) Thu nhập tính thuế là:
  • Thu nhập tính thuế = Nguồn thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ khác [1]
Ta có:
  • Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản cá nhân được miễn [2]
Dựa vào công thức tính thuế trên, để tính được thu nhập tính thuế cần làm các bước:
  • Bước 1: Tính tổng thu nhập
  • Bước 2: Tính các nguồn thu nhập được miễn thuế (nếu có)
  • Các nguồn thu nhập miễn thuế từ tiền lương, tiền công bao gồm:
  • - Phần tiền lương làm đêm, làm thêm được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày trong giờ theo quy định của pháp luật.
  • - Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người mang quốc tịch Việt Nam làm việc cho hãng tàu nước ngoài hoặc hãng tàu của Việt Nam vận tải quốc tế.
  • Bước 3: Tính thu nhập phải chịu thuế theo công thức [2]
  • Bước 4: Tính các khoản phí giảm trừ
  • Bước 5: Tính nguồn thu nhập tính thuế theo công thức [1]
(2) Thuế suất
Thuế suất từ tiền lương, tiền công của cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở đi được áp dụng theo lũy tiến từng phần, cụ thể:
bang-bieu-thue-xuat.jpg
Bảng biểu thuế suất
Cách tính thuế TNCN từ khoản thu tiền lương và tiền công
Phương pháp 1: Phương pháp lũy tiến nghĩa là tính số thuế phải nộp theo từng bậc thuế, sau đó cộng lại.
Phương pháp 2: Phương pháp tính thuế rút gọn
Đây là phương pháp tính số thuế phải nộp đơn giản hơn so với phương pháp rút gọn được nêu rõ trong bảng sau:
bang-so-thue-xuat.jpg
Bảng so thuế suất



Mức lương bao nhiêu phải chịu khoản nộp thuế?​

Căn cứ vào bộ luật được quy định tại Điều 19, Luật thuế TNCN 2007 về Biểu thuế lũy tiến từng phần. Thì mức lương đóng thuế thu nhập cá nhân sẽ dựa vào biểu thuế dưới đây để tính:
bang-tinh-thue-ca-nhan.jpg
Bảng tính thuế cá nhân
Dựa vào bảng này các bạn có thể so sánh với mức lương hiện tại và bắt đầu tính thuế thu nhập cá nhân.
Tuy nhiên, Luật Thuế TNCN sửa đổi 2012 ban hành ngày 22/11/2012 quy định từ 1/7/2013 sẽ áp dụng cả mức giảm trừ gia cảnh. Theo luật đó người lao động có thu nhập mức lương trên 9 triệu đồng/tháng và không có người phụ thuộc mới phải chịu thuế.
Mức giảm trừ gia cảnh là số tiền sẽ được trừ vào thu nhập chịu thuế trước tính thuế đối với các nguồn thu nhập từ kinh doanh, tiền lương và tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú.


Cá nhân không cư trú​

Nếu bạn nằm trong trường hợp này thì tính thuế thu nhập cá nhân sẽ có một chút khác biệt nên hãy lưu ý kỹ càng nhé!

Cá nhân không cư trú là gì?​

Cá nhân không cư trú là những người không đáp ứng điều kiện một trong các điều kiện trên.
Thu nhập chịu thuế với cá nhân không cư trú là nguồn thu nhập phát sinh tại Việt Nam và sẽ không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
Lưu ý: Người nộp thuế thu nhập cá nhân ở trên đây bao gồm:
– Cá nhân phải có quốc tịch Việt Nam kể cả cá nhân được cử đi công tác, lao động hoặc học tập ở nước ngoài có thu nhập chịu thuế.
– Cá nhân là người không mang quốc tịch ở Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế gồm: người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài không có mặt tại Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.

Mức lương của cá nhân không cư trú bao nhiêu phải nộp thuế?​

quy-dinh-nop-thue-voi-nguoi-khong-cu-tru.jpg
Quy định nộp thuế với người không cư trú
Cá nhân không cư trú thì không được tính phần giảm trừ gia cảnh nên chỉ cần có thu nhập chịu thuế thì sẽ phải chịu nộp thuế thu nhập (thu nhập chịu thuế > 0 mới phải nộp thuế).
Nói chung là, chỉ cần có thu nhập từ tiền lương, tiền công sẽ phải nộp thuế với mức thuế suất là 20% thu nhập chịu thuế; trường hợp có đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo, khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo quy định thì được vào trừ khoản này.

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân không cư trú:
Công thức tính:
Thuế TNCN ( thu nhập cá nhân ) = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công x 20%
Trong đó:
  • Thu nhập chịu thuế từ các tiền như tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú xác định như với thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú theo hướng dẫn luật pháp tại khoản 2 điều 8 , cụ thể như sau:
  • 2. Thu nhập cá nhân phải chịu thuế từ tiền lương, tiền công
  • a) Thu nhập phải chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao, các khoản thu nhập khác mang bản chất tiền lương, tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế theo hướng dẫn của luật pháp tại khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
  • b) Thời điểm xác định thu nhập phải chịu thuế. Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức nói chung, cá nhân nói riêng trả thu nhập cho người nộp thuế.
  • Riêng thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản tiền phí mua các sản phẩm bảo hiểm có tích lũy theo hướng dẫn tại điểm đ.2, khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC là thời điểm các doanh nghiệp bảo hiểm, các công ty quản lý quỹ hữu trí tự nguyện trả tiền bảo hiểm.

Kết luận​

Qua đây chúng tôi - Dịch vụ kế toán đã chỉ ra bao quát 2 đối tượng cần biết cách tính thuế thu nhập cá nhân. Thuế là nguồn tài sản chính của quốc gia nó là trách nhiệm là nghĩa vụ của mỗi công dân. Chính vì vậy nếu thu nhập của bạn khá giả hơn nhiều người và đủ điều kiện thì đừng ngần ngại mà học cách tính thuế thu nhập cá nhân để có thể đóng góp đầy đủ cho đất nước bạn nhá.
 

Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.

Bên trên